BỆNH CHỐC (IMPETIGO)

icon-cart0

                                                                              
                                                                      BỆNH CHỐC

                                                                              (IMPETIGO)

1. Đại cương

   Bệnh chốc là một bệnh nhiễm trùng ở da khá phổ biến, thường do liên cầu hay tụ cầu gây nên hoặc phối hợp cả 2 vi khuẩn gây nên được gọi là chốc pha.

   Bệnh thường gặp với tần suất cao ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi và gặp ở miền thôn quê nhiều hơn thành thị, lứa tuổi trẻ lớn hơn và ở người già cũng gặp nhưng ít hơn. Yếu tố dễ mắc bệnh là do môi trường vệ sinh kém hay sức đề kháng cơ thể giảm, hay do trầy xước da không được chăm sóc cẩn thận.

2. Triệu chứng lâm sàng

  2.1. Thương tổn cơ bản: 

   - Khởi đầu thường 1 hay vài mụn nước, bọng nước nhỏ, mềm, chứa dịch trong, thành rất mỏng có viền đỏ xung quanh. Mụn nước này thường hóa mủ rất nhanh trong vòng vài giờ đồng hồ và mụn mủ vở nhanh đóng vảy tiết vàng nâu. Do tính chất hóa mủ và vở nhanh nên bệnh nhân thường đến khám ở giai đoạn đóng vảy tiết này.

                                                      
                                                                      Hình ảnh tổn thương của Chốc

      - Nếu là thương tổn ở đầu thì dịch và mủ làm cho tóc bết lại thành búi, mảng vảy ghồ ghề, nếu cậy vảy lên chúng ta sẽ thấy vết trợt nông và có màu đỏ hay sợi tơ huyết.

  2.2. Triệu chứng cơ năng: Thường có ngứa kèm theo hay dấm dứt, đau rát khó chịu.

  2.3. Triệu chứng toàn thân:

     - Thường không sốt, trường hợp thương tổn lan rộng khắp người, thương tổn sâu gây sưng hạch thì bệnh nhân có sốt kèm theo.

3. Hình thái lâm sàng: Có nhiều thể lâm sàng khác nhau: 

   3.1. Chốc thể bọng nước lớn:

     - Bọng nước lớn chậm, đường kính 1-2cm mềm và nhão, hóa mủ và vỡ nhanh để lại vết chợt nông, thường không có vảy tiết vàng nâu mà tạo thành vòng vảy da mỏng quanh rìa của vết chợt. Thể này hay bị rải rác ở mặt, bàn tay, bàn chân, đùi, cẳng chân; số lượng ít, rất đau, nhưng không ảnh hưởng đến toàn thân.

   3.2. Chốc hạt kê: 

    - Mụn nước, mụn mủ nhỏ như hạt kê đường kính 1-2mm, có thể khu trú nhưng cũng có khi lan toàn thân, hay mụn mủ tập trung thành đám dễ nhầm với chàm bội nhiễm.

   3.3. Chốc hóa:

      - Là chốc thứ phát trên một bệnh da có sẵn như chàm, ghẻ, sẩn ngứa, tổ đỉa… bị bội nhiễm gây nên mụn mủ, bọng mủ, vảy tiết.

  3.4. Chốc ở trẻ sơ sinh:

       - Thường là bọng nước lớn vỡ nhanh để lại vết chợt nông, bong vảy mỏng, có khi vảy da cuộn lại từng lớp như bánh tráng cuốn.

  3.5. Chốc loét: 

       - Hay gặp ở người già và trẻ em, dễ gây tử vong ở trẻ < 2 tuổi: Thương tổn khởi đầu là phỏng nước hoặc mụn mủ nhưng đóng vảy tiết lớn màu nâu đen, bề mặt ghồ ghề và dày tựa vỏ sò, vảy tự bong hay cậy vày lên sẽ lộ ra 1 vết loét to, tròn, đường kính 1-2cm, bờ thẳng đứng, đáy đỏ, xung quanh phù nề nhẹ, ấn vào mềm. Thương tổn thường khu trú ở chi dưới. Khi khỏi để lại sẹo lõm giữa trắng xung quanh thâm đen.

       - Ở hài nhi nhiều vết loét sâu, lan rộng và liên kết lại thành những mảng lớn hình nhiều vòng cung, bờ nham nhở như khăn ren, đôi khi thương tổn xuất huyết hoặc tím đen, tiên lượng xấu, tỉ lệ tử vong cao. Đa số bệnh nhân chết trong tình trạng nhiễm độc nặng, suy tim cấp, viêm thận cấp.

4. Dịch tễ: 

     - Bệnh chốc loét thường hay xuất hiện ở những cá thể biểu hiện giảm sức đề kháng như người già, trẻ nhỏ, người suy nhược cơ thể nặng, suy dinh dưỡng, mắc bệnh đái tháo đường, nghiện rượu.

      - Bệnh có thể nguyên phát hoặc sau sang chấn hoặc biến chứng của một bệnh da có sẵn như chàm.

5. Nguyên nhân: 

    5.1. Chốc do liên cầu: 

   - Bọng nước nhỏ, hóa mủ chậm, dễ lây lan, dai dẳng và hay tái phát dễ gây biến chứng viêm cầu thận cấp.

    5.2. Chốc do tụ cầu: 

   - Mụn nước và mủ to, sâu, hóa mủ nhanh dễ lan rộng toàn thân, dễ biến chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, nhiễm khuẩn huyết, dễ gây tử vong.

   5.3. Chốc pha: Phối hợp cả tụ cầu và liên cầu.

6. Điều trị:

   6.1. Những trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà.

   6.2. Những trường hợp nặng nhất thiết phải nhập viện để điều trị theo kháng sinh đồ là tốt nhất.

7.  Phòng bệnh:

   7.1. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh làm trầy xướt da, nếu mắc các bệnh về da thì cần điều trị ngay không để da hở là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn xâm nhập. Đối với các cháu nhỏ phải có chế độ tắm nắng, không nên giữ các cháu nhiều ngày ở nơi thiếu ánh sáng và ẩm thấp.

   7.2. Dinh dưỡng đủ chất và hợp vệ sinh, tránh suy dinh dưỡng. Đối với các trẻ có biểu hiện suy dinh dưỡng nên khám và điều trị tích cực.

   7.3. Khi phát hiện trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn ở da cần đưa trẻ đi khám sớm và điều trị kịp thời, triệt để và phòng tái phát

Tin tức

 HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ: Tiến sĩ Hiền chia sẻ những đột phá mới tại Hội thảo Khoa học

HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ: Tiến sĩ Hiền chia sẻ những đột phá mới tại Hội thảo Khoa học"

30/08/2024
Tại Hội thảo NEOASIA 2024 vừa qua, Tiến sĩ Hiền đã mang đến một góc nhìn hoàn toàn mới về điều trị mụn trứng cá với chủ đề "Hướng tiếp cận mới trong điều trị trứng cá không kháng sinh".
[ HỎI ĐÁP CÙNG BÁC SĨ] Vì sao phải lấy nhân mụn, nhân mụn nào thì nên lấy
Câu hỏi: Em bị mụn viêm, mụn ẩn và có nhân đầu đen, em có nên đi lấy nhân mụn không ạ? Cảm ơn câu hỏi của bạn, Bác sĩ xin được giải đáp như sau:
Bác sĩ - Yếu tố quyết định 80% sự thành công của 1 ca điều trị
Khi điều trị mụn, thâm ngoài những yếu tố về công nghệ, máy móc thì phải quan tâm đến việc lựa chọn đội ngũ bác sỹ
KHÔNG NÊN “XEM REVIEW” RỒI TỰ LÀM BÁC SĨ CHO CHÍNH MÌNH
Bạn tốn nhiều tiền mua những sản phẩm "review" có công dụng thần thánh những mãi vẫn không thấy hiệu quả? Bạn skincare bôi thoa mỗi ngày nhưng mụn vẫn xuất hiện? Bạn đi lấy nhân mụn thường xuyên tại các spa nhưng vẫn không khỏi?
Khai bao y te online
Scroll