Nấm sâu Zygomycois

icon-cart0
 


NẤM SÂU ZYGOMYCOSIS

 


1. Căn nguyên và dịch tễ

 - Nấm sâu Zygomycois là một bệnh nhiễm nấm mô dưới da, diễn tiến lan tỏa và mạn tính. Thường xảy ra ở Châu Phi, Nam Mỹ, Châu Á.

 - Có 2 dạng:

        + Entomophthoromycosis: do Basidiobolus ranarum (gây bệnh mô dưới da), vi nấm tìm thấy ở các mãnh vụn thực vật và đường ruột của các loài bò sát và động vật lưỡng cư; và Conidiobolus coronatus (gây bệnh quanh mũi), vi nấm tìm thấy ở trong đất, các mãnh vụn thực vật và một số côn trùng.

        + Mucormycosis: do nhiễm nhóm Zygomycetes, vi nấm tìm thấy trong đất, mãnh vụn thực vật, chất thải động vật, không khí.

 

2. Triệu chứng lâm sàng

2.1.  Entomophthoromycois

  - B.ranarum: tổn thương là nốt cứng, viêm mô tế bào phát triển quanh đai hông, có khi ở tứ chi, vùng mông, thân mình, lan tràn chậm.

  - C.coronatus: tổn thương phát triển ở mũi, lan vào trung tâm mặt, phù nề, cứng, đau. Nặng có thể làm biến dạng mũi, môi, cằm.

  - Mô bệnh học: phản ứng dạng u hạt mạn tính, tẩm nhuận mô bào, lympho bào, tương bào, tế bào khổng lồ, eosinophil. Vi nấm dạng sợi có thành mỏng giống dây đai, rộng, phân nhánh chéo góc phải. Có nhiều eosinophil bao xung quanh sợi nấm (hiện tượng Splendore-Hoeppli) .Nuôi cấy: nấm mọc nhanh trên môi trường Sabouraud.




2.2.  Mucormycosis

  - Bệnh phát triển cấp tính, diễn tiến nhanh, tử vong cao (80%). Thường xảy ra trên người tiểu đường nhiễm toan lactic, u lympho, bệnh bạch cầu, AIDS, suy thận mãn, giảm miễn dịch, phỏng, rối loạn dinh dưỡng…

  - Có 5 hình thái lâm sàng: mũi-não, phổi, da, dạ dày-ruột, lan tỏa. Dẫn đến nhồi máu, hoại thư, và tạo thành các mãnh hoại tử mủ, đen. Loét, viêm mô tế bào, tổn thương giống chốc loét hoại thư, abscess hoại tử thường gặp.

  - Mô bệnh học: sợi nấm có thành dầy, phân nhánh chéo góc phải, có nhiều eosinophil xung quanh.

 



3. Chẩn đoán phân biệt

    Cần chẩn đoán phân biệt với: Actinomycois, Aspergillosis, Cryptoccois, Nocardiosis, Toxoplasmosis, Abcess não, U loét dạ day (Peptic Ulcer Disease).

 

4.  Điều trị

 - Đối với Entomophthoromycosis:

    + Potassium iodine là thuốc lựa chọn, 2-6g/ngày x 6-12 tuần (khởi đầu 5 giọt x 3 lần /ngày, tăng dần lên 30-50 giọt x 3 lần/ngày).

    + Ketoconazole 400mg/ngày, Itraconazole 100-200mg/ngày cũng có hiệu quả. Cắt bỏ các tổn thương nhỏ cũng là phương pháp trị liệu, nhưng dễ tái phát.

- Đối với Mucormycosis:  Phối hợp vừa cắt bỏ mô bị nhiễm với liệu pháp kháng nấm, thường là Amphotericine B.



Tin tức

“NẾU MỌI NGƯỜI CHỮA KHỎI THÌ CỨ DÙNG HÌNH TỚ LÀM FEEDBACK NHÉ!”

“NẾU MỌI NGƯỜI CHỮA KHỎI THÌ CỨ DÙNG HÌNH TỚ LÀM FEEDBACK NHÉ!”

22/07/2025
Một câu nói tưởng nhẹ nhàng mà khiến chúng tôi ấn tượng mãi đến tận bây giờ. Từ một khách hàng đến đ.iều t.rị với sự dè dặt và lo lắng…
[HOT TOPIC] VÌ SAO MÙA HÈ LẠI NỔI M.ỤN NHIỀU HƠN?
Dưới tác động của nhiệt độ cao, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn để giữ ẩm cho da. Tuy nhiên, lượng dầu thừa kết hợp với bụi mịn, vi khuẩn từ môi trường lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành m.ụn.
[SIÊU ƯU ĐÃI] DÀNH RIÊNG CHO KHỐI NGHỈ HÈ
→ Giảm ngay #500K cho khách HS-SV mua liệu trình trị m.ụn trong tháng 7 Tuổi dậy thì là giai đoạn làn da thay đổi mạnh mẽ, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức dễ khiến lỗ chân lông bít tắc, hình thành m.ụn v.iêm, m.ụn mủ hoặc m.ụn ẩn kéo dài.
 8H30 TỐI TẠI DA LIỄU THU HIỀN - Đèn vẫn sáng, phòng khám vẫn cần mẫn
Từ cuối tuần đến đầu tuần, dù trời tối hay trời sáng, chúng tôi vẫn cần mẫn đồng hành cùng từng làn da. Sau những buổi họp, giờ giảng dạy và công tác tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, các bác sĩ lại quay về phòng khám – lặng lẽ tiếp tục hành trình khám chữa cho từng bệnh nhân đang chờ mình.
Khai bao y te online
Scroll