VIÊM DA QUANH MIỆNG (Perioral dermatitis)

icon-cart0
 

VIÊM DA QUANH MIỆNG

                                                      (Perioral dermatitis)


       Viêm da quanh miệng (Perioral Dermatitis - POD) là tình trạng viêm da biểu hiện sẩn- mụn mủ cấp, mạn tính ở mặt. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ, mặc dù cũng phát hiện biến thể dạng sẩn xảy ra ở trẻ em. Các yếu tố lâm sàng và mô học của các tổn thương tương tự như Trứng cá đỏ (rosacea). Bệnh nhân cần điều trị toàn thân và/hoặc tại chỗ, loại trừ các yếu tố phát sinh và yếu tố tâm lý.

        Nguyên nhân của POD thì chưa rõ; tuy nhiên, nhận thấy rằng việc sử dụng steroids, mỹ phẩm, chất làm sạch, chất giữ ẩm, dễ bội nhiễm các vi sinh vật cơ hội, để lại sự mất thẩm mỹ do các biến dạng của các tổn thương trên da.
mặt.

1.   Dịch tễ

-      Tần suất chiếm 0,5-1% ở các vùng công nghiệp (Mỹ).

-      POD thường gặp ở phụ nữ (chiếm 90%), thường ở độ tuổi 20-45, nam giới cũng có chiều hướng gia tăng do dùng mỹ phẩm.

-      POD có thể xảy ra ở trẻ em.

2.   Lâm sàng

-      Tổn thương da gồm sẩn đỏ nang lông, sẩn-mụn nước, sẩn-mụn mủ trên nền hồng ban tập hợp thành đám.

-      Sẩn và mụn mủ thường khu trú quanh miệng, cánh mũi-miệng, phần dưới mi mắt.


3.  
Nguyên nhân

-      Đa số bệnh nhân có lạm dụng các chế phẩm steroid dạng bôi tại chỗ. Không có tương quan giữa nguy cơ POD với sử dụng kéo dài steroid hoặc với thời gian lạm dụng steroid.

-      Mỹ phẩm như kem đánh răng chứa Fluor, các loại kem bôi trên da, đặc biệt là các chất nền có chất dầu (petrolatum) hoặc paraffin, chất dung môi có isopropyl myristate. Việc phối hợp giữa chất giữ ẩm và kem nền có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ POD.

-      Yếu tố vật lý: tia cực tím (UV), sức nóng.

-      Yếu tố vi sinh: trực khuẩn Fusiform, chủng Candida và các loại nấm khác.

-      Các yếu tố khác như hormon cũng là yếu tố nghi ngờ bởi vì bệnh có vẻ xấu đi trong thời kỳ tiền mãn kinh. Thuốc ngừa thai, rối loạn dạ dày-ruột (chẳng hạn như kém hấp thu) cũng là những yếu tố khởi phát.

4.   Chẩn đoán phân biệt

-      Trứng cá thông thường;

-      Viêm da tiếp xúc dị ứng;

-      Viêm da tiếp xúc kích thích;

-      Lupus dạng kê lan tỏa ở mặt;

-      Trứng cá đỏ.

5.   Điều trị

5.1 Chế độ ăn: Kiêng các chất gây dãn mạch máu (rượu, thức ăn nhanh). Giảm ăn đường, sữa ngọt.

5.2  Thuốc 

       -      Kháng sinh đường toàn thân: Doxycycline, Minocycline, Tetracycline, Isoniazid, Metronidazole, Erythromycin, Retinoids

       -      Điều trị tại chỗ bằng kháng sinh như là Metronidazole và Erythromycine dạng dung dịch, gel, kem, không dùng dạng mỡ hay các thuốc điều trị mụn trứng cá như Adapalene và Azelaic acid.

o  Chống chỉ định dùng các steroids bôi tại chỗ.

o  Tránh dùng các loại mỹ phẩm, chất làm sạch, chất giữ ẩm trong quá trình điều trị.

o  Cần xác định các yếu tố gây bùng phát bệnh để loại trừ chúng.

o  Tránh, giảm tress

o  Đối với bệnh nhi, phụ nữ có thai, chỉ nên dùng liệu pháp tại chỗ vì các thuốc dùng đường toàn thân thường chống chỉ định.

 

Tin tức

KHÔNG CÒN SẸO RỖ – KHÔNG CÒN NỖI TỰ TI

KHÔNG CÒN SẸO RỖ – KHÔNG CÒN NỖI TỰ TI

28/03/2025
Sẹo rỗ không chỉ là dấu vết của mụn, mà còn là nỗi ám ảnh khiến nhiều người mất đi sự tự tin. Nhưng tại Phòng khám Da liễu Thu Hiền, chúng tôi tin rằng không ai phải sống chung với những vết sẹo ấy mãi mãi.
MUỐN KHUÔN MẶT THON GỌN KHÔNG THỂ BỎ QUA BOTOX
Team KHUÔN MẶT TRÒN, GÓC HÀM TO thì không thể bỏ lỡ #Botox_thon_gọn_hàm hiện đang siêu được yêu thích tại Da liễu Thu Hiền đâu ạ!
 CUỐI TUẦN RỘN RÀNG TẠI DA LIỄU THU HIỀN!
Khách hàng ghé thăm đông vui, từng nụ cười rạng rỡ là động lực để chúng tôi tiếp tục mang đến dịch vụ tốt nhất. Cảm ơn sự tin tưởng của quý khách!
BÁC SĨ THU HIỀN CHÍNH THỨC ĐỒNG HÀNH CÙNG VIGO VỚI VAI TRÒ CỐ VẤN Y KHOA CỦA FUSION MESO
Phòng khám Da liễu Thu Hiền trân trọng thông báo: PGS.TS.BS Đỗ Thị Thu Hiền chính thức đồng hành cùng Vigo với vai trò Cố vấn Y khoa của thương hiệu Fusion Meso tại Việt Nam!
Khai bao y te online
Scroll