Viêm quanh móng (Paronychia)

icon-cart0
 

VIÊM QUANH MÓNG

(Paronychia)

 

 

       Viêm quanh móng là tình trạng nhiễm trùng mô xung quanh móng tay và móng chân thường hay gặp. Diễn biến gồm hai dạng: cấp tính và mạn tính; nguyên nhân và điều trị khác nhau.


1. Dịch tễ học

-       Bệnh nhiễm trùng bàn tay, bàn chân thường gặp, chiếm khoảng 35% nhiễm trùng bàn tay. Những người có nguy cơ mắc bệnh là: những người thường xuyên phải tiếp xúc nhiều với nước (nội trợ, thợ làm bánh, nhuộm tóc, làm nông,...), môi trường ẩm ướt, tiếp xúc thường xuyên với acid nhẹ, kiềm nhẹ và những hóa chất khác, suy giảm miễn dịch hay những người dùng corticoid.

-       Gặp ở tất cả các dân tộc.

-       Bệnh gặp nhiều ở nữ, tỷ lệ nữ/nam là 3/1.

-       Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi.

 

2. Nguyên nhân:

-       Viêm quanh móng cấp:

+       Nguyên nhân thường gặp nhất là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu (Streptococcus), Pseudomonas, trực khuẩn gram âm, vi khuẩn kỵ khí.

-       Viêm quanh móng mạn:

+       Nguyên nhân thường gặp nhất là nấm Candida albicans.

+       Nguyên nhân khác: vi khuẩn, virus; di căn ung thư, ung thư hắc tố dưới móng, ung thư tế bào vảy, bệnh vảy nến, Cadida da niêm mạc, thuốc (retinoid, ức chế protease, kháng retrovirus).

-       Các yếu tố thuận lợi: đái tháo đường, béo phì, tăng tiết mồ hôi, thiếu hụt miễn dịch,... Viêm quanh móng cấp và mạn tính còn là biểu hiện của nhiều bệnh khác như pemphigus vulgaris.

 

3. Lâm sàng:

-       Viêm quanh móng cấp (acute paronychia):

+       Bệnh nhân thường có tiền sử bị xây xước vùng quanh móng.

+       Sưng đỏ, đau vùng quanh móng;

+       Một số trường hợp ấn có mủ chảy ra. Trường hợp nặng có thể gây hoại tử, bong móng.

-       Viêm quanh móng mạn (chronic paronychia):

+       Triệu chứng kéo dài trên 6 tuần.

+       Sưng đỏ, đau vùng quanh móng; chân móng hở hình thành một khe rất dễ bị vi sinh vật tấn công;

+        Móng dày, thay đổi màu sắc và có những đường gợn ngang móng.

 

4. Cận lâm sàng:

-       Nhuộm Gram chẩn đoán vi khuẩn.

-       KOH nghi ngờ nhiễm nấm

-       Tế bào Tzanck khi nghi ngờ Herpes

 

5. Điều trị:

-       Viêm quanh móng cấp

-       Ngâm nước ấm 3-4lần/ngày.

-       Kháng sinh.

-       Dẫn lưu mủ khi có biểu hiện áp-xe.

-       Viêm quanh móng mạn

-       Hạn chế tiếp xúc với nước, cắt móng tay, sơn sửa móng tay, ngậm ngón tay.

-       Thuốc chống nấm bôi, uống, kháng sinh nếu cần.

 

Tin tức

 TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ CHĂM SÓC DA CHO BỆNH NHÂN BẠCH BIẾN

TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ CHĂM SÓC DA CHO BỆNH NHÂN BẠCH BIẾN

01/12/2023
TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ CHĂM SÓC DA CHO BỆNH NHÂN BẠCH BIẾN
Tiến sĩ- Bác sĩ Thu Hiền là chủ toạ và báo cáo viên tại phiên khoa học về Bạch biến & Rụng tóc tại Hội nghị Da liễu Toàn quốc thường niên năm 2023
Hội nghị Da liễu Toàn quốc thường niên năm 2023 và Hội nghị Nghiên cứu Da liễu Việt Nam lần thứ nhất đã diễn ra thành công từ 23-25/11/2023 tại TP Đà Lạt. Hơn 1.500 đại biểu là các chuyên gia, các bác sĩ chuyên về da liễu, các công ty dược phẩm, thiết bị y tế trong và ngoài nước đã tham dự. Tiến sĩ Bác sĩ Thu Hiền đã đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công của hội nghị với vai trò là chủ toạ phiên khoa học về Bạch biến & Rụng tóc và báo cáo 2 chuyên đề tại hội nghị!
LÀN DA DẦU NHỜN TRONG MÙA HANH KHÔ CÓ CẦN ĐƯỢC CHĂM SÓC KHÔNG?
LÀN DA DẦU NHỜN TRONG MÙA HANH KHÔ CÓ CẦN ĐƯỢC CHĂM SÓC KHÔNG?
ĐÂU LÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM BÁO HIỆU BỆNH BẠCH BIẾN?
Mặc dù bệnh bạch biến là bệnh mãn tính, mắc phải, với cơ chế tự miễn dịch nhưng bạch biến có thể được chữa khỏi nếu áp dụng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Da liễu Thu Hiền tự hào là phòng khám có đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực điều trị bạch biến và các bệnh gia giảm sắc tố, có thể hỗ trợ các bệnh nhân da liễu trên hành trình tìm lại làn da sáng khỏe của mình.
Khai bao y te online
Scroll