Tổ đỉa (dyshidrotic dermatitis)

icon-cart0



TỔ ĐỈA

(dyshidrotic dermatitis, dyshidrotic eczema, pompholyx)

 

 Định nghĩa:

-       Tổ đỉa còn có tên dyshidrotic eczema, dyshidrotic dermatitis, hay pompholyx.

-   Tổ đỉa là một loại phổ biến của bệnh chàm ảnh hưởng đến đôi tay (cheiropompholyx) và đôi bàn chân (pedopompholyx). 

-       Từ dyshidrotic được sử dụng bởi vì tình trạng này có liên quan đến các tuyến mồ hôi, nhưng chưa được chứng minh.

-       Tên pompholyx xuất phát từ chữ Hy Lạp có nghĩa là bong bóng nhằm mô tả chính xác rối loạn này. 

 

1.Nguyên nhân 

-       Chưa ai biết rõ nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa. Nhiều người bị viêm da cơ địa dị ứng cũng bị tổ đỉa, có nghĩa là tổ đỉa chỉ là một dạng của viêm da cơ địa dị ứng trên bàn tay và bàn chân.

-       Cảm xúc căng thẳng có thể làm tổ đỉa tồi tệ hơn, nhưng không phải là nguyên nhân gây ra nó.

-       Một số trường hợp nuốt chất gây dị ứng như crom, neomycin, quinoline hoặc nickel cũng có thể gây ra tổ đỉa.

 

2.Triệu chứng 

-       Giai đoạn cấp tính, xuất hiện mụn nước nhỏ sâu trong da ở lòng bàn tay, mu bàn chân, ngón tay hoặc ngón chân. Các mụn nước thường rất ngứa hoặc có cảm giác cháy bỏng. Bệnh nhẹ các mụn nước bị lột nhẹ, trường hợp năng các mụn nước lớn vỡ ra và tạo các vết nứt gây khó khăn cho công việc.

-       Giai đoạn mãn tính, xuất hiện hơn lột nhiều hơn, nứt, vảy tiết. Sau đó da lành, hoặc các mụn nước to có thể bắt đầu trở lại.

-       Trường hợp nặng gây viêm quanh móng làm loạn dưỡng móng tay.

-       Trường hợp nhiễm trùng thứ phát gây triệu chứng đau, tấy đỏ, sưng, vảy tiết và mụn mủ.

 

 

3.Điều trị 

-     Điều trị tấn công trong vòng 1-3 tuần, các loại thuốc sau đây có thể được sử dụng:

·        Ngâm vào dung dịch nhôm acetate kiềm nếu các tổn thương rỉ nước, hồ nước. 

·        Kháng sinh có thể sử dụng nếu bị nhiễm trùng bội nhiễm. 

·        Bôi steroid tại chỗ thường được sử dụng để giảm ngứa. 

·        Ngâm tay dung dịch nhôm clorua 20% (Drysol) có thể cải thiện tình trạng tăng tiết mồ hôi ở bàn tay. 

-     Các thuốc được sử dụng cho trường hợp nặng, dai dẵng bao gồm: 

·      methotrexate   

·      dapsone  

·      azthioprine 

·      botulium toxin để ngăn chặn đổ mồ hôi

 

Tin tức

 HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ: Tiến sĩ Hiền chia sẻ những đột phá mới tại Hội thảo Khoa học

HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ: Tiến sĩ Hiền chia sẻ những đột phá mới tại Hội thảo Khoa học"

30/08/2024
Tại Hội thảo NEOASIA 2024 vừa qua, Tiến sĩ Hiền đã mang đến một góc nhìn hoàn toàn mới về điều trị mụn trứng cá với chủ đề "Hướng tiếp cận mới trong điều trị trứng cá không kháng sinh".
[ HỎI ĐÁP CÙNG BÁC SĨ] Vì sao phải lấy nhân mụn, nhân mụn nào thì nên lấy
Câu hỏi: Em bị mụn viêm, mụn ẩn và có nhân đầu đen, em có nên đi lấy nhân mụn không ạ? Cảm ơn câu hỏi của bạn, Bác sĩ xin được giải đáp như sau:
Bác sĩ - Yếu tố quyết định 80% sự thành công của 1 ca điều trị
Khi điều trị mụn, thâm ngoài những yếu tố về công nghệ, máy móc thì phải quan tâm đến việc lựa chọn đội ngũ bác sỹ
KHÔNG NÊN “XEM REVIEW” RỒI TỰ LÀM BÁC SĨ CHO CHÍNH MÌNH
Bạn tốn nhiều tiền mua những sản phẩm "review" có công dụng thần thánh những mãi vẫn không thấy hiệu quả? Bạn skincare bôi thoa mỗi ngày nhưng mụn vẫn xuất hiện? Bạn đi lấy nhân mụn thường xuyên tại các spa nhưng vẫn không khỏi?
Khai bao y te online
Scroll