Ấu trùng di chuyển (Larva migrans)

icon-cart0
 

ẤU TRÙNG DI CHUYỂN

(Larva migrans)

 

1.     Ấu trùng da di chuyển là gì?

-      Bệnh ấu trùng da di chuyển là một bệnh nhiễm trùng da do ấu trùng giun móc từ mèo, chó và động vật khác.

-      Con người có thể bị nhiễm ấu trùng qua chân trần khi đi bộ trên bãi cát hoặc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm phân động vật.

-      Ấu trùng di chuyển ký sinh dưới bề mặt da và đào hang biểu hiện màu đỏ, ngứa.

-      Các vị trí thường bị ảnh hưởng là bàn chân và cẳng chân, hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể tiếp xúc với đất bẩn.

-      Ấu trùng da di chuyển thường hay gặp ở vùng Đông Nam Á.

2.    Nguyên nhân gây ấu trùng da di chuyển?

-      Nhiều loại giun móc có thể gây ra bệnh ấu trùng da di chuyển, thường gặp là:

-      Ankylostoma braziliense: giun móc ký sinh ở chó, mèo nhà và hoang, được tìm thấy ở miền Trung – Nam Hoa Kỳ và Caribe

-      Ankylostoma caninum: giun móc chó tìm thấy ở Australia Uncinaria

-      stenocephala: giun móc chó tìm thấy ở châu Âu

-      Bunostomum phlebotomum: giun móc bò.

3.    Ai có nguy cơ mắc bệnh này?

-      Tất cả giới tính, lứa tuổi và chủng tộc có thể bị ảnh hưởng nếu họ tiếp xúc với ấu trùng.

-      Thường hay gặp ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

-      Nhóm có nguy cơ bao gồm những người có ngành nghề liên quan đến cơ hội tiếp xúc với đất cát ẩm ướt, bao gồm:

+      Người đi chân trần thả lưới hay tắm nắng ở bãi biển

+      Trẻ em chơi ở hố cát

+      Nông dân Người làm vườn

+      Thợ ống nước

+      Thợ săn

+      Thợ điện

+      Thợ mộc

+      Người nuôi thú

4.    Nhiễm trùng xảy ra như thế nào?

-      Trứng ký sinh trùng được truyền từ phân của động vật bị nhiễm khuẩn qua đất cát ẩm ướt (là nơi ấu trùng nở) tới da người.

-      Ấu trùng có thể xâm nhập thông qua nang lông, vết nứt da hoặc thậm chí da còn nguyên vẹn. Sau đó vài ngày đến vài tháng từ nơi xâm nhập ban đầu, ấu trùng di chuyển dưới da tạo nên đường hầm rộng 3-5 mm.

-      Trong cơ thể người, ấu trùng có thể thâm nhập vào các lớp sâu của da (lớp trung bì) lây nhiễm vào máu và hệ bạch huyết. Khi trong ruột, chúng trưởng thành và đẻ trứng sau đó được bài tiết để bắt đầu chu kỳ mới.

-      Tuy nhiên, trong cơ thể con người, ấu trùng không thể xâm nhập qua màng nền để xâm nhập vào lớp trung bì cho nên bệnh này chỉ giới hạn ở lớp ngoài (biểu bì da).

5.    Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng?

-      Tại vị trí xâm nhập, thường không có biểu hiện đặc biệt. Có thể có cảm giác ngứa râm ran, kích thích trong vòng 30 phút sau khi ấu trùng xâm nhập.

-      Các ấu trùng có thể sau đó nằm im cả tuần hoặc cả tháng, hoặc ngay lập tức bắt đầu hoạt động từ từ tạo ra hang rộng 2-3mm, kéo dài 3-4cm mỗi ngày từ vị trí xâm nhập, nếu có nhiều ấu trùng cùng tham gia thì tổn thương biểu hiện ngoằn nghèo quanh co đa dạng.

-      Các vị trí phổ biến nhất thường hay gặp nhất là bàn chân, khe ngón chân, ngón chân tay, đầu gối và mông.






6.    Điều trị như thế nào?

-      Bệnh này có thể tự khỏi, vì tại cơ thể người là con đường cụt của loại ấu trùng này, cuối cùng là chết.

-      Thời hạn tự nhiên của bệnh thay đổi đáng kể tùy thuộc vào loài ấu trùng xâm nhập. Trong hầu hết trường hợp, các tổn thương sẽ tự khỏi trong vòng 4-8 tuần.

-      Tuy nhiên, nếu can thiệp điều trị sẽ rút ngắn được quá trình của bệnh bằng thuốc kháng giun sán (Anthelmintics) như: thiabendazole, mebendazole, albendazole và ivermectin.

-      Bôi tại chỗ bằng thiabendazole đối với tổn thương khu trú. Triệu ngứa sẽ giảm đáng kể trong vòng 24-48 giờ sau điều trị và tổn thương sẽ được giải quyết trong vòng 1 tuần.

-      Khi có nhiễm trùng da thứ phát có thể cần điều trị kết hợp với kháng sinh.

Tin tức

 HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ: Tiến sĩ Hiền chia sẻ những đột phá mới tại Hội thảo Khoa học

HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ: Tiến sĩ Hiền chia sẻ những đột phá mới tại Hội thảo Khoa học"

30/08/2024
Tại Hội thảo NEOASIA 2024 vừa qua, Tiến sĩ Hiền đã mang đến một góc nhìn hoàn toàn mới về điều trị mụn trứng cá với chủ đề "Hướng tiếp cận mới trong điều trị trứng cá không kháng sinh".
[ HỎI ĐÁP CÙNG BÁC SĨ] Vì sao phải lấy nhân mụn, nhân mụn nào thì nên lấy
Câu hỏi: Em bị mụn viêm, mụn ẩn và có nhân đầu đen, em có nên đi lấy nhân mụn không ạ? Cảm ơn câu hỏi của bạn, Bác sĩ xin được giải đáp như sau:
Bác sĩ - Yếu tố quyết định 80% sự thành công của 1 ca điều trị
Khi điều trị mụn, thâm ngoài những yếu tố về công nghệ, máy móc thì phải quan tâm đến việc lựa chọn đội ngũ bác sỹ
KHÔNG NÊN “XEM REVIEW” RỒI TỰ LÀM BÁC SĨ CHO CHÍNH MÌNH
Bạn tốn nhiều tiền mua những sản phẩm "review" có công dụng thần thánh những mãi vẫn không thấy hiệu quả? Bạn skincare bôi thoa mỗi ngày nhưng mụn vẫn xuất hiện? Bạn đi lấy nhân mụn thường xuyên tại các spa nhưng vẫn không khỏi?
Khai bao y te online
Scroll