BỆNH VIÊM QUẦNG

icon-cart0
 
 BỆNH VIÊM QUẦNG 
(ERYSIPELAS)

Viêm quầng là một bệnh nhiễm khuẩn da và mô dưới da, đặc trưng bởi sự viêm nhiễm xâm lấn vào trung bì nông. Viêm quầng là thể nông của viêm mô bào. Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp qua da hở, bởi vậy yếu tố tại chỗ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xuất hiện bệnh, như là chấn thương các mô, chợt loét da, loét mãn tính, loét do ung thư da, do dị vật đâm qua da… làm mất sự toàn vẹn của da. Hoặc bệnh nhân bị thiểu dưỡng, nghiện rượu, đái đường, hạ gama globulin máu bẩm sinh, suy giảm miễn dịch mắc phải… là những yếu tố thuận lợi.

 1. Dịch tễ học

- Tần số: tỷ lệ mắc bệnh viêm quầng giảm từ giữa thế kỷ 20 do sự phát triển của hệ thống y tế và kháng sinh, trường hợp tử vong do viêm quần là hiếm.

- Chủng tộc: viêm quầng gặp ở tất cả các chủng tộc.

- Giới: thường gặp ở nữ. Tuổi: bệnh gặp ở tất cả các lứa tuổi, tuổi thường gặp nhất là trẻ em và người cao tuổi.

- Nguyên nhân: do liên cầu (Streptococci). Ở mặt thường do liên cầu nhóm A, ở chi dưới thường do liên cầu khác. Gần đây, người ta thấy các thể viêm quầng không điển hình, đáp ứng kém với liệu pháp kháng sinh chuẩn do Streptococcus pneumoniae, Klebsiella pneumoniae, Haemophilus influenzae, Yersinia enterocolitica và Moraxella.

2. Lâm sàng

- Có thể có tiền sử tổn thương hoặc viêm họng.

- Tiền triệu: khó chịu, sốt cao, gai rét, thường biểu hiện trước khi có tổn thương da.

- Tổn thương da ban đầu là mảng đỏ sau trở thành mảng phù, đỏ, nóng, căng, cứngTổn thương điển hình có bờ nổi cao, rõ. Trường hợp nặng còn biểu hiện mụn nước, bọng nước, hoại tử. Khi điều trị, tổn thương thường bong vảy. 

 - Hạch lân cận to đau




3. Cận lâm sàng

- Bệnh thường chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Khi lâm sàng không điển hình thì phải nuôi cấy vi khuẩn.

- Mô bệnh học: phù da, giãn mạch, thâm nhiễm tế bào viêm; liên cầu tại mô.

4. Điều trị

- Kê cao chân, nghỉ ngơi.

- Penicillin uống hoặc tiêm bắp 10-20 ngày.

- Bệnh nhân dị ứng Penicillin: cephalosporin hoặc macrolid (erythromycin, azithromycin…). Cephalosporin có thể phản ứng chéo với penicillin, không nên dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với penicillin, mày đay, phản vệ.

- Trường hợp nặng: nằm viện theo dõi sát, dùng kháng sinh đường tĩnh mạch; nhất là những bệnh nhân nhũ nhi, người cao tuổi, suy giảm miễn dịch.

-  Viêm quầng tái phát: hướng dẫn cho bệnh nhân cách vệ sinh vết thương; điều trị những tổn thương da trước đó (nấm, loét chân do tư thế…); benzathine penicillin2,4 MU tiêm bắp 3 tuần/lần trong vòng 2 năm.

- Khi có tổn thương hoại tử thì phải phẫu thuật

 

 

 

Tin tức

[HOT TOPIC] VÌ SAO MÙA HÈ LẠI NỔI M.ỤN NHIỀU HƠN?

[HOT TOPIC] VÌ SAO MÙA HÈ LẠI NỔI M.ỤN NHIỀU HƠN?

17/07/2025
Dưới tác động của nhiệt độ cao, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn để giữ ẩm cho da. Tuy nhiên, lượng dầu thừa kết hợp với bụi mịn, vi khuẩn từ môi trường lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành m.ụn.
[SIÊU ƯU ĐÃI] DÀNH RIÊNG CHO KHỐI NGHỈ HÈ
→ Giảm ngay #500K cho khách HS-SV mua liệu trình trị m.ụn trong tháng 7 Tuổi dậy thì là giai đoạn làn da thay đổi mạnh mẽ, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức dễ khiến lỗ chân lông bít tắc, hình thành m.ụn v.iêm, m.ụn mủ hoặc m.ụn ẩn kéo dài.
 8H30 TỐI TẠI DA LIỄU THU HIỀN - Đèn vẫn sáng, phòng khám vẫn cần mẫn
Từ cuối tuần đến đầu tuần, dù trời tối hay trời sáng, chúng tôi vẫn cần mẫn đồng hành cùng từng làn da. Sau những buổi họp, giờ giảng dạy và công tác tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, các bác sĩ lại quay về phòng khám – lặng lẽ tiếp tục hành trình khám chữa cho từng bệnh nhân đang chờ mình.
[Tạm biệt m.ụn v.iêm mùa hè] Bộ đôi DPL & Điện chuyển ion phục hồi
Mùa hè, da không chỉ dễ nổi m.ụn do đồ ăn cay nóng mà còn vì lượng dầu tiết ra tăng cao, làm bít tắc lỗ chân lông, đây được xem là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây v.iêm phát triển. Đặc biệt là những làn da nhạy cảm lại càng dễ phản ứng mạnh với nền nhiệt cao và tác nhân từ môi trường.
Khai bao y te online
Scroll