UNG THƯ DA
1. Định nghĩa
- Ung thư da là sự phát triển bất thường của tế bào da, thường xuất hiện trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên ung thư da cũng có thể xảy ra trên vùng da không thường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Có ba loại ung thư da chính là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố
- Có thể làm giảm nguy cơ ung thư da bằng cách hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (UV). Kiểm tra da cho những thay đổi đáng ngờ có thể giúp phát hiện ung thư da ở giai đoạn sớm nhất. Phát hiện sớm ung thư da mang lại cho cơ hội lớn nhất cho điều trị thành công ung thư da.
2. Các triệu chứng
Sự phát triển ung thư da
- Ung thư da phát triển chủ yếu trên vùng da tiếp xúc ánh nắng mặt trời, bao gồm, da mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay và bàn tay, và trên chân ở phụ nữ. Ung thư da cũng có thể hình thành trên các vùng da ít tiếp xúc ánh sáng như lòng bàn tay, bên dưới móng tay, các khoảng trống giữa các ngón chân hoặc dưới móng chân và vùng sinh dục.
- Ung thư da ảnh hưởng đến tất cả các chủng tộc, màu da, bao gồm cả những người có làn da tối. Khi khối u ác tính xảy ra ở những người có màu da tối, nhiều khả năng xảy ra ở các khu vực thường không được coi là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
2.1 Ung thư tế bào đáy (Basal cell carcinoma-BCC)
- Ung thư biểu mô tế bào đáy (Basal cell carcinoma-BCC) là loại u ác tính gồm những tế bào giống với những tế bào ở lớp đáy của thượng bì. Nguồn gốc thực sự của ung thư tế bào đáy còn chưa rõ ràng. Người ta thấy có sự giống nhau về hình thái và miễn dịch giữa các tế bào của ung thư biểu mô tế bào đáy và các tế bào lớp ngoài cùng của nang lông nên nhiều tác giả cho rằng ung thư biểu mô đáy xuất phát từ nang lông.
Đây là loại ung thư da hay gặp nhất, chiếm khoảng 75% các loại ung thư da. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi. Ung thư biểu mô tế bào đáy có nhiều thể khác nhau.
- Triệu chứng lâm sàng
+ Tổn thương ở người có tuổi, biểu hiện là các u chắc, bóng, trên có giãn mạch hoặc tổn thương nổi gờ cao, bóng và hình ảnh “hạt ngọc trai”.
+ Vùng da hở.
+ Không ngứa, không đau.
+ Tiến triển chậm, xâm lấn tổ chức xung quanh có thể loét, dễ chảy máu.
2.2 Ung thư tế bào vảy (Squamous cell carcinoma – SCC)
- Ung thư tế bào gai luôn luôn xuất hiện trên những thương tổn đã có từ trước, nhất là trên nhóm bệnh da tiền ung thư (Bowen, Paget), hiếm hơn là trên những vùng da có sẹo, viêm mạn hoặc dày sừng ở người già (kératose sénile). Bệnh xuất hiện tự nhiên, sau sang chấn nhiều lần lặp đi lặp lại hoặc sau khi điều trị không thích hợp. Thương tổn lớn lên, lan rộng ra, lớp sừng dày lên, trên bề mặt bị loét, thâm nhiễm sâu xuống dưới , bờ nổi cao lên (những nụ thịt), có quầng đỏ bao bọc xung quanh, có khi xuất hiện dạng như nhú sừng (papillome corné).
Theo Degos, có 3 hình thể lâm sàng.
- Ung thư tế bào gai loét xùi
U lồi cao hơn, to hơn và cùng một lúc ăn sâu, thâm nhiễm hơn, gắn vào trung bì. Bề mặt khối u không đều , vừa có nhiều nụ thịt, vừa loét , loét đôi khi rất nhiều, độ lớn và bờ rất thay đổi, đáy không đều thành vòm, ít hoặc nhiều xùi và chảy máu, bờ dày cứng và bị lật cong ra,sờ vào thấy bờ cứng chắc thâm nhiễm xuống dưới quá cả giới hạn của thương tổn. Trên bề mặt vết loét rải rác có thể thấy chấm trắng màu sữa, khi ấn vào đùn ra những khối nhỏ màu trắng như một nhân do tế bào loét bị ung thư sừng hoá, nhận thấy rõ khi chiếu ánh sáng Wood. Một vài trường hợp khối u có dạng hình bán cầu , vết loét ở giữa có một bờ xung quanh dày và khôngđều giống như u sừng gai (kératoacanthome).
- Ung thư tế bào gai lồi cao và xùi
U đỏ hoặc hồng, kích thước bằng hạt đậu tròn, cứng giới hạn không rõ, giống như dạng u của ung thư tế bào đáy, nhưng khác vì ở bờ có những vảy tiết màu đen rất dính, khi cạy ra gây chảy máu.
Khối u màu trắng hồng gồm những thuỳ nhỏ liên kết với nhau, thường xuất hiện trên những tổn thương viêm mạn tính như lao da, loét cẳng chân, sẹo bỏng...
Quá trình tiến triển có thể có loét.
- Ung thư tế bào gai nông
Ít gặp, giống ung thư tế bào đáy nông; chỉ phân biệt được bằng mô bệnh học.
- Tiến triển
Ung thư tế bào gai có một khuynh hướng lan rộng và xâm lấn hệ thống bạch huyết, xâm lấn vào tổ chức lân cận, loét phá huỷ phần mềm, sụn xương, mạch máu lớn và các dây thần kinh , nhiễm khuẩn phụ.
Di căn hạch xuất hiện sau một thời gian, thay đổi tuỳ trường hợp làm cho tiên lượng xấu.
Di căn nội tạng hiếm gặp, thường thấy di căn ở phổi , gan, di căn ở xương ít gặp hơn (gặp trong ung thư tế bào gai dương vật, âm hộ hoặc đầu, cổ).
2.3 U hắc tố
- U hắc tố có thể phát triển bất cứ nơi nào trên cơ thể hoặc từ một nốt ruồi trở thành ung thư. U hắc tố thường xuất hiện trên đầu, thân hoặc cổ. Ở phụ nữ, loại ung thư này thường phát triển ở vùng thấp của chân. Ở cả nam và nữ, khối u ác tính có thể xảy ra trên da không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. U hắc tố có thể gặp ở bất kỳ chủng tộc, màu da nào. Ở những người có màu da tối hơn, khối u ác tính có xu hướng xảy ra ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, hoặc dưới móng tay hoặc móng chân.
- U hắc tố có dấu hiệu:
+ Phát triển tại chỗ với các đốm nâu sẫm màu.
+ Nốt ruồi thay đổi màu sắc, kích thước hoặc cảm thấy hay chảy máu.
+ Một tổn thương nhỏ với ranh giới không bình thường, xuất hiện màu đỏ, trắng, xanh hoặc màu xanh đen.
+ Tổn thương đen ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngón tay hay ngón chân, hoặc trên màng nhầy niêm mạc miệng, mũi, âm đạo hay hậu môn.
2.4 Ung thư da khác
Sarcoma Kaposi: thể hiếm của ung thư da phát triển trong các mạch máu của da và gây ra các tổn thương tím đỏ trên da hoặc màng nhầy. Sarcoma Kaposi chủ yếu xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như những người có AIDS, và ở những người dùng thuốc ức chế miễn dịch như người đã trải qua cấy ghép nội tạng. Sarcoma Kaposi có thể xảy ra ở người lớn tuổi ở Địa Trung Hải.
Ung thư tế bào Merkel: Nốt bóng xảy ra trên hoặc dưới da và trong nang lông. Ung thư tế bào Merkel thường được tìm thấy trên các vùng tiếp xúc với mặt trời trên đầu, cổ, cánh tay và chân.
Ung thư biểu mô tuyến bã: Bệnh ung thư phổ biến bắt nguồn từ các tuyến dầu trên da. Ung thư biểu mô tuyến bã thường biểu hiện nốt cứng, không đau - có thể phát triển bất cứ nơi nào, nhưng phần lớn xảy ra trên mí mắt, thường xuyên bị nhầm lẫn với vấn đề mí khác.
Đi khám bác sĩ khi:
Không phải tất cả thay đổi da gây ra bởi ung thư da. Bác sĩ sẽ khám da để xác định nguyên nhân
Nguyên nhân gây ung thư da
- Ung thư da xảy ra khi các đột biến hình thành trong DNA của tế bào da khỏe mạnh. Các đột biến khiến các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát và tạo thành một khối của tế bào ung thư.
- Các tế bào liên quan đến ung thư da
- Ung thư da bắt đầu vào lớp trên cùng của da - lớp biểu bì. Lớp biểu bì là một lớp mỏng cung cấp hàng rào bảo vệ các tế bào da. Lớp biểu bì có chứa ba loại tế bào:
+ Tế bào vảy nằm ngay dưới lớp sừng
+ Tế bào đáy nằm dưới các tế bào vảy, chức năng sản xuất các tế bào da mới
+ Melanocytes - sản xuất melanin (hạt sắc tố) quyết định màu da bình thường - phân bố ở phần dưới của lớp biểu bì. Melanocytes sản xuất melanin nhiều hơn khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời để giúp bảo vệ các lớp sâu của da. Khi có quá nhiều melanin tạo ra màu da rám nắng tối hơn.
- Trường hợp ung thư da: xác định loại và phương pháp điều trị phù hợp
- Ánh sáng tử ngoại và các nguyên nhân tiềm năng khác
Phần lớn tổn thương DNA trong các tế bào da là kết quả từ tia cực tím (UV) bức xạ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ung thư da có thể vẫn gặp ở những người không thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Điều này cho thấy các yếu tố khác có thể góp phần vào nguy cơ ung thư da, chẳng hạn như tiếp xúc với các chất độc hại hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch.
3. Yếu tố nguy cơ
Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư da bao gồm:
- Mầu da. Bất cứ màu da nào cũng có thể bị ung thư da. Tuy nhiên, khi lượng sắc tố (melanin) trong da thấp hơn, khả năng bảo vệ da khỏi tổn hại từ bức xạ UV kém hơn. Người có hoặc mắt tóc đỏ và ánh vàng, có tàn nhang hoặc dễ dàng bị cháy nắng, có nguy cơ phát triển ung thư da hơn một người có da sẫm màu hơn.
- Tiền sử cháy nắng: khi bị cháy nắng, các tế bào da bị tổn thương và tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Sau khi bị cháy nắng, cơ thể hoạt động để sửa chữa thiệt hại. Trẻ hay thiếu niên bị cháy nắng phồng rộp gia tăng nguy cơ phát triển ung thư da khi trưởng thành. Cháy nắng ở tuổi trưởng thành cũng là một yếu tố nguy cơ.
- Phơi nắng quá mức. Bất cứ ai phơi nắng quá mức có thể phát triển ung thư da, đặc biệt nếu da không được bảo vệ bằng kem chống nắng hoặc quần áo. Rám nắng là phản ứng da với bức xạ UV quá mức.
- Khu vực địa lý Những người sống ở vùng khí hậu ấm áp được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn là những người sống ở vùng khí hậu lạnh hơn. Những người sống ở vùng địa lý cao hơn, nơi ánh sáng mặt trời mạnh nhất, cũng tiếp xúc với nhiều bức xạ mặt trời hơn người sống ở vùng thấp
- Nốt ruồi (Mol): Những người có nhiều nốt ruồi hoặc nốt ruồi bất thường (nevi dysplastic) có nguy cơ bị mắc ung thư da hơn người bình thường. Những nốt ruồi tự nhiên phát triển to nhanh, ngứa, hoặc có quầng đỏ xung quanh... được xem là nốt ruồi bất thường.
- Các tổn thương tiền ung thư da: Cáctổn thương da như dày sừng ánh sáng (actinic keratoses) có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da.
- Lịch sử gia đình mắc bệnh ung thư da: Nếu cha mẹ hay anh chị em đã bị ung thư da, có thể có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da.
- Tiền sử cá nhân bị ung thư da: Nếu bị ung thư da một lần, có nguy cơ phát triển ung thư da một lần nữa. Thậm chí tế bào đáy và ung thư tế bào vảy đã được điều trị khỏi có thể tái phát.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ phát triển ung thư da, bao gồm người nhiễm HIV/ AIDS hoặc mắc bệnh bạch cầu và người dùng các thuốc ức chế miễn dịch dùng sau khi cấy ghép nội tạng.
- Tiếp xúc với các choá chất: Tiếp xúc với các hoá chất như thạch tín, có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
- Người lớn tuổi: Nguy cơ ung thư da phát triển tăng với tuổi tác, chủ yếu là do ung thư da phát triển chậm. Tuy nhiên, ung thư da không giới hạn cho những người lớn tuổi và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
4. Các xét nghiệm và chẩn đoán
Chẩn đoán ung thư da
Để chẩn đoán ung thư da, bác sĩ có thể:
- Khám lâm sàng
- Sinh thiết da: giúp chẩn đoán xác định ung thư da và loại ung thư da
Xác định mức độ của bệnh ung thư da
Ung thư da thường chia làm hai giai đoạn:
- Khu trú: ung thư chỉ ảnh hưởng đến da.
- Di căn: ung thư đã lan tràn ra ngoài da.
Các giai đoạn của ung thư da sẽ giúp xác định những lựa chọn điều trị sẽ có hiệu quả nhất.
5. Phương pháp điều trị và thuốc
Điều trị ung thư da và các tổn thương da tiền ung thư như actinic keratoses khác nhau, tùy thuộc vào kích thước, độ sâu, loại và vị trí của tổn thương. Ung thư da nhỏ khu trú có thể chỉ cần sinh thiết da vừa chẩn đoán vừa loại bỏ ung thư.
Các phương pháp điều trị, bao gồm:
- Phương pháp đốt lạnh bằng nitơ lỏng: điều trị actinic keratoses và một số ung thư da nhỏ
- Phẫu thuật (Excisional): Cắt bỏ rộng, loại bỏ thêm vùng da bình thường xung quanh khối u
- Laser điều trị: phương pháp này ít gây thiệt hại các mô xung quanh, ít gây chảy máu, sưng và ít để lại sẹo. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp này để điều trị ung thư da thể nông trên bề mặt, khu trú.
- Mohs phẫu thuật: Chỉ định cho cả ung thư tế bào đáy và ung thư tế bào gai. Bác sĩ loại bỏ từng phần tổn thương ung thư da, kiểm tra dưới kính hiển vi, cho đến khi không có tế bào bất thường . Phương pháp này cho phép loại bỏ tế bào ung thư không cần cắt quá mức vùng da khỏe mạnh xung quanh.
- Nạo và cắt điện: Bác sĩ loại bỏ đi lớp tế bào ung thư bằng cách sử dụng một lưỡi curet tròn và kim điện. Phương pháp này đơn giản nhanh gọn, được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư tế bào đáy thể nông và nhỏ.
- Xạ trị liệu: được chỉ định khi không có chỉ định phẫu thuật hoặc phối hợp điều trị với phẫu thuật.
- Hóa trị: Hoá trị liệu được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối với ung thư giới hạn ở lớp nông của da, có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ có chứa chất chống ung thư . Tuy nhiên thuốc chống ung thư bôi tại chỗ có thể gây viêm và để lại sẹo. Hóa trị liệu được dùng để điều trị ung thư da đã di căn.
- Quang trị liệu (PDT): Phá hủy tế bào ung thư da bằng sự kết hợp của ánh sáng với các loại thuốc làm cho tế bào ung thư nhạy cảm với ánh sáng. PDT làm cho da nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy cần phải tránh ánh nắng trực tiếp ít nhất 6 tuần sau khi điều trị.
- Thuốc Sinh học: Thuốc sinh học kích thích hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư, được áp dụng cho một số loại ung thư da nhất định, bao gồm interferon và interleukin-2.
6. Phòng bệnh
Hầu hết ung thư da có thể ngăn ngừa. Để bảo vệ mình, hãy làm theo những lời khuyên sau để phòng ung thư da:
- Tránh ánh nắng mặt trời đặc biệt trong thời gian giữa ngày: những tia nắng mặt trời bức xạ mạnh nhất từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Cần chú ý lịch trình hoạt động ngoài trời cho thời điểm đó trong ngày, ngay cả trong mùa đông hoặc khi trời nhiều mây vẫn có bức xạ từ ánh sáng mặt trời. Cháy nắng và rám nắng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Ánh nắng mặt trời tích lũy qua thời gian dài cũng có thể gây ung thư da.
- Dùng kem chống nắng quanh năm. Kem chống nắng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da tuy không lọc được tất cả các bức xạ tia cực tím có hại, đặc biệt là các bức xạ có thể dẫn đến u ác tính. Nên chọn kem chống nắng quang phổ rộng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 15. Sử dụng một lượng lớn kem chống nắng trên tất cả các làn da tiếp xúc, bao gồm cả môi, tai, lưng, bàn tay và cổ.
- Quần áo chống nắng: Kem chống nắng không bảo vệ hoàn toàn khỏi tia UV, vì vậy, cần bảo vệ da bao gồm cánh tay và chân khi đi ra ngoài bằng quần áo và một chiếc mũ rộng vành. Một số công ty cũng bán quần áo chống nắng. Đừng quên sử dụng kính râm, nên chọn loại chặn cả hai loại tia cực tím - tia UVA và UVB.
- Tránh sử dụng thiết bị (buồng) nhuộm da (tanning bed): Buồng chiếu nhuộm da phát ra tia UV và có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.
- Hãy nhận biết các thuốc gây nhạy cảm ánh nắng: Một số thuốc thông thường và thuốc đặc trị bao gồm cả thuốc kháng sinh; thuốc hạ mỡ máu, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc tiểu đường và các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Advil, Motrin...) có thể làm cho da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các tác dụng phụ của thuốc mình đang sử dùng. Nếu chúng làm tăng độ nhạy cảm để ánh sáng mặt trời, cần chú ý bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.
- Kiểm tra da thường xuyên và báo cáo những thay đổi với bác sĩ: Kiểm tra da thường xuyên bằng mắt thường và gương để phát hiện thay đổi của nốt ruồi, tàn nhang, và vết bớt hiện có....
I was incredibly impressed by this place. The doctor was knowledgeable and took the time to listen to my concerns. It was very clean, which is something you seldom see here, and well priced. The staff were very friendly and helpful. Everyone speaks English, so it's the perfect place to go if you want to avoid the public dermatologists and their lack of care here.
Vừa có tài vừa có tâm đó là cảm nhận ngay từ lần đầu tiên khi đến khám tại Phòng khám Da liễu Thu Hiền của Tiến sỹ Bác sỹ Thu Hiền. Mình còn giới thiệu rất nhiều người đến khám và ai cũng khỏi hoàn toàn. Cảm ơn Phòng khám Thu Hiền, cảm ơn Bác sỹ Thu Hiền rất nhiều. Không những chuyên môn giỏi, bác sỹ còn luôn có thái độ ân cần, niềm nở, tận tình với bệnh nhân.
Bác sỹ Hiền có chuyên môn sâu, tay nghề vững, luôn hết lòng vì người bệnh. Vì vậy chị luôn đưa ra phương pháp điều trị phù hợp đảm bảo chữa bệnh hiệu quả, không lạm dụng điều trị quá liều khiến chi phí chi trả không cần thiết cho người bệnh.
Ai có vấn đề về mụn có thể qua đây điều trị ạ. Bác sỹ nhiệt tình tư vấn, vui tính. Da em sau 1 tháng điều trị đã thay đổi ngoạn mục ạ.
Bác sỹ làm việc nhiệt tình, năng lực tốt. Kỹ thuật lấy nhân mụn của các chị ở đây rất ổn, nhanh, dứt khoát, không làm nốt mụn trầm trọng thêm. Nói chung là đánh giá phòng khám 5 sao.
Một Bác sỹ, một người chị rất giỏi và có TÂM. Tôi đã được bác sỹ Hiền điều trị khỏi dứt điểm bệnh dị ứng khi có bầu và đang còn cho em bé bú. Đây là địa chỉ tin cậy và an toàn với các mẹ mang thai và có trẻ nhỏ nhé. Cảm ơn chị và chúc Phòng khám được nhiều người biết đến để mọi người được gặp và khám chữa bởi bác sỹ có tài có tâm như chị!
Cảm ơn chị! Một bác sỹ nhiệt tình với bệnh nhân và đặc biệt rất có lương tâm
Absolutely incredible Dermatologist, friendly, helpful, professional staff and communication in both English and Vietnamese...Totally recommended!
Phòng khám Da liễu mình ưng ý nhất. Rất vui mừng khi lên Hà nội gặp được thầy, gặp thuốc chữa mụn mà cả da dẻ đẹp lên, đúng giá sinh viên luôn
Mình cảm thấy rất may mắn khi được gặp và điều trị bệnh tại Phòng khám Da liễu Thu Hiền. Chị Hiền không những là một bác sỹ giỏi mà còn rất nhiệt tình và tận tâm với người bệnh. Đây cũng là địa chỉ tin cậy cho những ai đang gặp vấn đề về da tìm đến. Chúc chị luôn mạnh khỏe để giúp đỡ được nhiều người bệnh. Em cảm ơn chị rất nhiều.
Em rất cảm ơn bác sỹ Thu Hiền đã tận tình tư vấn và có phác đồ điều trị bệnh hiệu quả cho em. Kính chúc bác sỹ có thật nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc! Chúc phòng khám ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến
Highly recommend this dermatologist! Each of the staff members were friendly and spoke fluent English. The Dr was amazing and answered all my questions. A consultation cost $150,000 VND, much cheaper compared to many other clinics/hospitals in Hanoi that cost around $2.5 mill VND.
Great doctor and very professional. Morever, the Dr is really attentive and listens to your problems and does her best to support and treat you. My hair is growing now 😁. Only because of her ❤️❤️❤️
Cảm ơn bác sĩ thời gian qua đã giúp e thoát khỏi khủng hoảng về da. Bác sĩ rất nhẹ nhàng nhiệt tình và tỉ mỉ với bệnh nhân. Em vô cùng biết ơn bác sĩ và dù đã hết liệu trình thuốc của bác sĩ nhưng e vẫn sẽ chăm sóc da ở nhà theo đúng bác sĩ kê. Ai mà có tình trạng xấu về da gặp bác sĩ là đẹp liền ❤️❤️❤️.