Nấm sâu Mycetoma (Maduromycosis, Madura Foot)

icon-cart0


NẤM SÂU MYCETOMA

(Maduromycosis, Madura Foot)

 



1. Căn nguyên và dịch tễ

-      Mycetoma là một nhiễm trùng tổ chức dưới da và xương do một số loài nấm và vi khuẩn gây ra khi chúng nhiễm vào sau một chấn thương. Mầm bệnh sống trong đất. Nhiễm trùng khởi đầu trên da và mô dưới da, lan tràn vào các mạc cơ, lan ra các mô lân cận và sâu xuống dưới gây tổn thương và phá hủy mô liên kết và xương. Bệnh thường xuất hiện ở chân, tay, ngực, mông. Tổn thương ở chân được gọi là "Madura foot".

-      Mầm bệnh gồm 2 nhóm:

+      Do Actinomyces (vi trùng thượng đẳng): gây Actinomycetoma (như Nocardia brasiliensis, Streptomyces somaliensis, Actinomyces israelii...)

+      Vi nấm thật sự (eumycetoma): gây Maduromycetoma (như Madurella mycetomatis...)

-      Bệnh hay gặp ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và cũng có thể gặp ở vùng ôn đới (vùng có mưa nhiều) như: châu Phi, Ấn Độ, Trung và Nam Mỹ). Bệnh hay gặp ở người làm ruộng, rẫy, người chăn gia súc, đi chân đất, những người sống ở nông thôn hay bị những gai đâm, vết xước nhỏ tạo điều kiện cho những bào tử ở không khí hay ở đất, gai, vật dụng xâm nhập vào cơ thể. Nam hay gặp hơn nữ (90%), tuổi 20- 50 thường hay bị.


2. Triệu chứng lâm sàng


-      Các biểu hiện lâm sàng của Mycetoma do nấm và Actinomyces rất giống nhau. Thường gặp ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay, cánh tay, có khi ở mông và lưng ngực,… Khoảng 70% trường hợp bệnh ở chân (chân trái nhiều hơn chân phải).

-      Tổn thương cơ bản là những đám hạt, cục to nhỏ không đều, không cùng tuổi, gồ ghề trên mặt da kèm theo sưng, phù nề vùng da tổn thương, sau đó dần dần xuất hiện các lỗ dò chảy dịch vàng lẫn mủ đục. Đôi khi có các hạt màu vàng, trắng, nâu, đen hay hơi đỏ phụ thuộc vào từng loại nấm gây bệnh. Khi không điều trị kịp thời bệnh sẽ lan xuống sâu, vào xương dẫn đến xốp xương.

-      Bệnh có thể kéo dài hàng chục năm làm cho bệnh nhân bị suy kiệt dẫn đến tử vong.

-      Sốt do nhiễm trùng thứ phát.

-      Tam chứng Mycetoma:

     +      Vùng chi sưng, không đau
     +      Nhiều lỗ dò chứa mủ để thoát các hạt
     +      Vị trí thường gặp ở bàn chân.





3. Cận lâm sàng


-      Soi trực tiếp: nhỏ KOH và xem dưới KHV: thấy các hạt của Mycetoma là chìa khóa giúp chẩn đoán, nếu hạt là những sợi mảnh, đường kính <1µm là hạt do Actinomyces, nếu hạt là những sợi nấm có vách ngăn, to, đường kính 2-10 µm là hạt do Eumycetoma. Ngoài ra, màu sắc hạt cũng góp phần chẩn đoán chủng gây bệnh:

    +      Hạt màu đen: Madurella mycetomatis, M. Grisea...
    +      Hạt màu trắng: Nocardia brasiliensis, N. Astrroides...
    +      Hạt trắng vàng: N. Caviae
    +      Hạt màu hồng, trắng: Actinomyces israelii
    +      Hạt màu đỏ: A. Pelletieri

-      Mô bệnh học: Phản ứng viêm mạn tính với các ổ abscess chứa neutrophil, các tế bào khổng lồ và mô sợi. Các hạt được tìm thấy ở trung tâm của ổ viêm, kích thước, màu sắc và hình thể hạt giúp định dạng chủng gây bệnh (Actinomyces: sợi mảnh < 1µm, cuộn thành hình cầu; nếu sợi nấm có vách ngăn, 2-10 µm và có vô số bào tử vách dầy là Eumycetoma).

-      Nuôi cấy: Actinomyces: môi trường Loweinstein-Jensen ở nhiệt độ phòng, mọc các khúm vi trùng, định danh bằng phản ứng sinh hóa. Eumycetoma: môi trường Sabouraud hoặc môi trường BHI ở nhiệt độ phòng, mọc sau 3-6 tuần.


4.  Chẩn đoán phân biệt


Chẩn đoán phân biệt với Lao da, U da, các bệnh nấm khác (Botryomycosis, Chromoblastomycosis, Blastomycosis), Viêm da mủ do vi khuẩn, U hạt do ngoại vật, bệnh phong.


5.  Điều trị


-      Liệu pháp kháng sinh toàn thân: dùng kéo dài khoảng 10 tháng.

    +      Actinomycetoma: Streptomycine
    +   Dapsone (hoặc Trimethoprim-Sulfamethoxazole).
    +  Hoặc Rifampicine + Trimethoprim-Sulfamethoxazole.
    +  Amikacine có thể dùng trong nhiễm Nocardia.

    +      Eumycetoma: hiếm khi đáp ứng với hóa liệu pháp,
    +   Một vài trường hợp M. Mycetomatis có đáp ứng với  Itraconazole (phải điều trị ít nhất 10 tháng). Do đó, vấn đề phẫu thuật cần phải được tiến hành.

-      Phẫu thuật: các tổn thương nhỏ có thể được cắt lọc mô. Đa số tổn thương lan rộng thường tái phát sau khi cắt bỏ không hoàn toàn. Tháo khớp/đoạn chi cách xa tổn thương có thể được thực hiện.





 

 

 

Tin tức

Bắt đầu đ.iều t.rị s.ẹo rỗ - ĐỪNG BỎ QUA NHỮNG LƯU Ý NÀY!

Bắt đầu đ.iều t.rị s.ẹo rỗ - ĐỪNG BỎ QUA NHỮNG LƯU Ý NÀY!

20/05/2025
S.ẹo rỗ là kết quả của tổn thương sâu đến tầng trung bì, nơi các sợi c.ollagen, e.lastin và mô liên kết bị đứt gãy, để lại những vùng lõm không đều trên bề mặt da. Việc cải thiện s.ẹo không chỉ đơn giản là làm đầy mà cần một chiến lược đúng hướng, đúng kỹ thuật và đúng thời điểm.
Đ.iều t.rị 𝗆𝗎̣𝗇 bằng ĐIỆN CHUYỂN ION - Giải pháp êm ái cho da nhạy cảm
Không cần xâm lấn mạnh hay ảnh hưởng đến cấu trúc da, điện chuyển ion giúp nền da nhạy cảm vẫn được phục hồi đúng cách, giảm 𝗏𝗂𝖾̂𝗆, sạch 𝗆𝗎̣𝗇 mà không để lại tổn thương! Tại Phòng khám Da liễu Thu Hiền, phương pháp điện chuyển ion được thực hiện theo quy trình chuẩn Y khoa bởi đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên môn cao, từng buổi thực hiện đều được theo dõi kỹ lưỡng.
BÁC SĨ THU HIỀN CHIA SẺ XU HƯỚNG MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN – SẸO, SẮC TỐ & LÃO HÓA DA
Ngày 10.05 vừa qua, tại Hội trường Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, 𝐏𝐆𝐒. 𝐓𝐒. 𝐁𝐒. Đ𝐨̂̃ 𝐓𝐡𝐢̣ 𝐓𝐡𝐮 𝐇𝐢𝐞̂̀𝐧 – Trưởng Bộ môn Da liễu, ĐH Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Da liễu TW – đã tham dự và báo cáo chuyên môn sâu trong hội thảo khoa học do Fusion Meso phối hợp tổ chức.
DA BẠN CỨ MÃI ĐỎ, NGỨA – CÓ THỂ ĐÓ LÀ DẤU HIỆU CỦA DEMODEX
CẦN ĐI KHÁM NGAY! Vào mùa hè, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến da tiết dầu và dễ lên mụn nhiều hơn.
Khai bao y te online
Scroll