ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH DA BẰNG CHIẾU TIA TỬ NGOẠI UVB DẢI HẸP (NB-UVB) TẠI CHỖ

icon-cart0

ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH DA  BẰNG CHIẾU TIA TỬ NGOẠI UVB DẢI HẸP (NB-UVB) TẠI CHỖ

   

          
Đây là phương pháp sử dụng tia tử ngoại UVB dải hẹp (Narrow Band UVB - NBUVB), có bước sóng 313± 2nm chiếu tại vùng tổn thương trong điều trị một số bệnh da. Khả năng đâm xuyên của UVB ít, do vậy chủ yếu tác động vào lớp thượng bì.Tác dụng đỏ da nhiều.

NB-UVB tác dụng lên DNA ở nhân tế bào, ức chế hoạt động của TB lympho T từ đó ổn định đáp ứng miễn dịch tại chỗ và toàn thân, nhờ đó ức chế phản ứng viêm và tăng sinh tế bào thượng bì trong bệnh vảy nến; ổn định quá trình mất sắc tố và kích thích tế bào sắc tố còn lại ở nang lông trong bệnh bạch biến

 

1.Chỉ định

-   Vảy nến.
-   Bạch biến.
-   Ung thư lympho T ở da (mycosis fongoide).
-   Viêm da cơ địa.
-   Bệnh tế bào mastocyte (Mày đay sắc tố…).
-   Rụng tóc thể mảng.
-   Bệnh da ánh sáng (PMLE, mày đay ánh nắng,…).
-   Lichen phẳng.
-   Á vảy nến (thể giọt/Pityriasis Lichenoides Chronica, thể mảng lớn, thể chấm).
-   Sẩn cục.
-   Sẩn ngứa do suy thận mạn, xơ gan mật, nhiễm HIV.
-   Viêm da tiếp xúc.
-   Xơ cứng bì khu trú.

2.Các bước thực hiện

2.1 Điều trị Vảy nến

-  Xác định liều đỏ da tối thiểu hoặc liều theo type da của từng bệnh nhân. Với người Việt Nam type da chủ yếu là type da IV, sử dụng liều khởi đầu 500 mJ/cm2.
-  Lần chiếu tiếp theo: Nếu không đỏ da tăng liều lên 30%. Nếu đỏ da tối thiểu giữ liều. Nếu đỏ da độ II giảm 30% liều. Nếu đỏ da độ III dừng chiếu 1 tuần rồi đánh giá lại. Liều tối đa cho type da IV là 3J/cm2.
-  Liệu trình điều trị 2-5 buổi/tuần tuy bệnh nhân. Sau khi đạt PASI75 (với bệnh nhân vảy nến) hoặc chiếu tối đa 30 buổi chuyển sang chiếu duy trì tuần 2 buổi/1 tháng sau đó tuần 1 buổi/1 tháng. Sau đó cứ 1 tháng chiếu duy trì 1 lần.

2.2 Điều trị bạch biến

-   Liều khởi đầu : 200mJ/cm
-   Tăng liều UVB 50mJ/cm2 mỗi lần cho đến khi bệnh nhân thấy xuất hiện ban đỏ nhẹ kéo dài < 24 giờ.
-   Giữ liều 800mJ/cm2. Liều này có thể được thay đổi hoặc được tăng lên theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
-    Thời gian chiếu (giây) = Liều (mJ/cm2) / Mật độ công suất (mW/cm2)

-   Đánh giá da:

    +       Không xuất hiện ban đỏ: tăng liều 50mJ/cm2
    +       Xuất hiện ban đỏ nhẹ nhưng không đau: giữ nguyên liều
    +       Xuất hiện ban đỏ vừa phải hoặc gây đau đớn cho bệnh nhân: giảm liều 25mJ/cm2
    +       Ban đỏ đau đớn nghiêm trọng: giảm liều 15%

-   Liều NB-UVB cần điều chỉnh nếu bệnh nhân không tuân thủ thời gian điều trị:

    +       Dưới 1 tuần: giữ nguyên liều
    +       1-2 tuần: giảm 25% liều
    +       2-3 tuần: giảm 50% liều
    +       3-4 tuần: giảm 75% liều
    +       Trên 4 tuần: trở lại liều ban đầu 200mJ/cm2

Tin tức

 HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ: Tiến sĩ Hiền chia sẻ những đột phá mới tại Hội thảo Khoa học

HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ: Tiến sĩ Hiền chia sẻ những đột phá mới tại Hội thảo Khoa học"

30/08/2024
Tại Hội thảo NEOASIA 2024 vừa qua, Tiến sĩ Hiền đã mang đến một góc nhìn hoàn toàn mới về điều trị mụn trứng cá với chủ đề "Hướng tiếp cận mới trong điều trị trứng cá không kháng sinh".
[ HỎI ĐÁP CÙNG BÁC SĨ] Vì sao phải lấy nhân mụn, nhân mụn nào thì nên lấy
Câu hỏi: Em bị mụn viêm, mụn ẩn và có nhân đầu đen, em có nên đi lấy nhân mụn không ạ? Cảm ơn câu hỏi của bạn, Bác sĩ xin được giải đáp như sau:
Bác sĩ - Yếu tố quyết định 80% sự thành công của 1 ca điều trị
Khi điều trị mụn, thâm ngoài những yếu tố về công nghệ, máy móc thì phải quan tâm đến việc lựa chọn đội ngũ bác sỹ
KHÔNG NÊN “XEM REVIEW” RỒI TỰ LÀM BÁC SĨ CHO CHÍNH MÌNH
Bạn tốn nhiều tiền mua những sản phẩm "review" có công dụng thần thánh những mãi vẫn không thấy hiệu quả? Bạn skincare bôi thoa mỗi ngày nhưng mụn vẫn xuất hiện? Bạn đi lấy nhân mụn thường xuyên tại các spa nhưng vẫn không khỏi?
Khai bao y te online
Scroll