Viêm da do Demodex (Demodicosis)

icon-cart0


VIÊM DA DO DEMODEX 
 (Demodicosis)

                                                                                                      

1.       ĐẠI CƯƠNG

  -   Viêm da do Demodex là bệnh gây nên bởi một loại côn trùng chân khớp, ký sinh tạm thời ở nang lông, gần nang lông, tuyến bã, trên vảy da ở người và súc vật. Demodex thuộc họ ve mạt, là loại ký sinh nhỏ nhất trong ngành chân khớp, có khoảng 65 loài Demodex được biết đến.

-   Demodex là một loại ký sinh trùng thuộc:

+         Ngành: đông vật chân đốt (Arthropoda) nhỏ nhất

+         Lớp: Nhện (Arachnida)

+         Bộ: Ve (Acarina)

+         Họ: Demodicidae

+         Giống Demodex

+         Loài: có khoảng 65 loài

+         Hình thể: Gồm đầu, cổ, cơ thể và đuôi.

                +         Demodex ký sinh ở nang lông những vùng da mỡ, đặc biệt là ở trán, má, hai bên mũi, lông mi.

-  Có 2 loài Demodex thường gặp ký sinh trên da người:

+      Loại dài: Demodex folliculorum (D.folliculorum), thường ký sinh ở nang lông, tóc, được Berger mô tả đầu tiên vào năm 1841

+      Loại ngắn: Demodex brevis (D.brevis), thường ký sinh ở tuyến bã, được Akbulatova tìm thấy trên da người năm 1963.

-       Khi trưởng thành D.folliculorum có chiều dài 0,3-0,4 mm, D.brevis 0,15-0,2mm, có bốn cặp chân ngắn gần khu vực đầu và cổ. Chỉ có ba cặp chân ngắn gần khu vực đầu khi còn là ấu trùng hoặc nhộng.

-      Demodex không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học, chúng dài khoảng 100 đến 300 microns).

-      Chu kỳ sống của demodex có năm giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và con trưởng thành. Mất khoảng 3-4 ngày từ giai đoạn trứng đến tiền nhộng, khoảng 7 ngày từ nhộng phát triển thành con trưởng thành. Demodex thường sống thành đôi, vòng đời trong khoảng thời gian 18-24 ngày trên vật chủ của nó. Con cái đẻ 20-24 trứng trong nang tóc.

-      Demodex folliculorum cái ngắn hơn và tròn hơn con đực. Cả hai đều có bộ phận sinh dục ngoài. Sau khi giao cấu ở trên bề mặt của da, chúng đi sâu vào bên trong da và đẻ trứng ở nang lông hoặc tuyến bã, mang theo vi khuẩn và bài tiết ra chất thải, chết ở trong da ngay sau khi đẻ trứng. Sau khi chết, xác của chúng hóa lỏng và phân hủy trong da, và gây ra phản ứng dị ứng ở một số bộ phận của các mô da, đốm đỏ (mụn trứng cá) xảy ra. Viêm dị ứng da tại chỗ, ban đỏ, sẩn và mụn mủ là phản ứng bởi hệ thống miễn dịch


                    Vi khuẩn Demodex gây bệnh viêm da do demodex




                                   Hình ảnh Dermodex khi soi KHV 




    Hình ảnh dermodex khi soi da bằng máy dermoscopy

2.    DỊCH TỄ


-      Viêm da do Demodex thường hay gặp ở da mặt, ở lứa tuổi trung niên, khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì chúng nhanh chóng tăng sinh số lượng gây nên tình trạng viêm.

-      Người ta ước tính rằng khoảng 1/3 trẻ em và thanh niên trẻ tuổi, 1/2 của người lớn và 2/3 của người cao tuổi mang Demodex. Tỷ lệ trẻ em thấp hơn có thể là do trẻ em sản xuất bã nhờn ít hơn so với người lớn tuổi, hiếm khi tìm thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi.

-      Đường lây: Lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc có thể là do bụi có chứa trứng bám vào da, hoặc đồ dùng chung.

-      Một số yếu tố thuận lợi:

+      Da tiết bã nhờn nhiều

+      Da mặt bẩn

+      Thương tích xây sát

+      Môi trường độ ẩm

+      Mỹ phẩm kích ứng

+      Hiệu ứng thuốc bôi.


3.     CƠ CHẾ BỆNH SINH


-      Demodex có thể sống mọi nơi trên cơ thể nơi có nang lông và tuyến bã, nhiều nhất ở mặt đặc biệt ở mũi, trán, cằm và má. Những khu vực này có điều kiện thích hợp nhất để chúng sống, sinh sản và là nơi có nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự phát triển.

-      Demodex flliculorum cũng có thể sống ở chân lông mi và có thể đó là lý do gây ra viêm, ngứa và nhiễm trùng mi mắt. Chân tóc cũng thường bị nhiễm trùng với biểu hiện ngứa.

-      Miệng của những con ký sinh trùng này giống như chiếc kim sắc, nó có thể đốt trực tiếp vào trong tế bào để hút chất dinh dưỡng. Demodex ăn những tế bào chết, hormone và chất dầu có trong chất bã. Có thể di chuyển chậm với vận tốc 8-16 cm trong một giờ. Chúng thích môi trường ẩm ướt, ấm và thường hoạt động nhiều nhất trong bóng tối.

-      Demodex sống bên trong các tuyến bã nhờn và nang lông, hút chất dinh dưỡng và làm hư hại tế bào. Sau khi giao phối chúng đào hang vào da, đẻ trứng, gây nên nhiễm khuẩn và nhiễm trùng da. Trong suốt giai đoạn của chu kỳ cuộc sống của chúng, những con ve phá hủy da bài tiết chất thải, đẻ trứng và chết. Sau khi chết, xác chết của chúng trở thành chất lỏng và phân hủy bên trong da gây ra phản ứng dị ứng.


4.    LÂM SÀNG


-      Demodex có thể tồn tại trên da người khoẻ mạnh mà không có biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên sẽ gây bệnh khi chúng tập trung với số lượng lớn trên vảy da, nang lông hoặc khi miễn dịch của cơ thể suy giảm. Bệnh viêm da do Demodex có 3 thể bệnh chính:

     +      Viêm nang lông dạng vảy phấn (thể nhẹ nhất): thương tổn là đám da đỏ, bề mặt có những vảy da, nút sừng ở nang lông, bệnh nhân có cảm giác kiến bò trên da.

     +      Viêm da Demodex dạng trứng cá.
     +    Trứng cá đỏ thể u hạt (thể này ít gặp, thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch).

-      Đa số bệnh nhân bị bỏ sót, không được chẩn đoán viêm da do Demodex thường chẩn đoán nhầm với bệnh viêm da tiếp xúc, trứng cá đỏ hoặc viêm da quanh miệng. Mặt khác, vị trí tổn thương hay gặp ở vùng mặt khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến chất lượng thẩm mỹ cuộc sống.

-      Các loại tổn thương do Demodex gây ra: Đám đỏ da, mụn mủ, sẩn đỏ, giãn mạch, có thể gây rụng lông mày, lông my, rụng tóc, viêm bờ mi, ngứa (cảm giác kiến bò), rát vùng tổn thương.

-      Viêm da do demodex ở vị thành niên thường xuyên chẩn đoán nhầm là mụn trứng cá vị thành niên.

-      Viêm da do demodex nhiều lần và nghiêm trọng thường để lại da mặt thô ráp và xấu xí.

-      Thông thường, các lỗ chân lông trên mũi, cằm, trán và má trở nên rộng hơn, mụn trứng cá có thể phát triển, sau một thời gian, da mặt có thể trở thành màu đỏ, các mao mạch nổi dày lên 2 bên cánh mũi.

-      Cảm giác kiến bò trên da mặt: thường xuất hiện trên trán, mũi, má, đặc biệt là vào buổi tối và ban đêm. Thường là giai đọan khi chúng giao phối. Nhiều người không nhận thức được rõ thời gian, bởi vì nó bắt đầu một cách từ từ và trở thành một phản ứng tự động. Bạn có thể quan sát thấy nhiều vết trầy xước trên khuôn mặt của bệnh nhân mà họ không nhận ra.

-      Ngứa trên da đầu là nguyên nhân gây ra trầy xước da đầu, như chí và gàu (nên được loại trừ để xác định điều trị cho thích hợp).

-      Rụng tóc: trong một số trường hợp, rụng tóc sớm có thể liên quan với các hoạt động Demodex tại các lỗ chân lông.



 
                                            Hình ảnh viêm da do  vi khuẩn demodex



5.   ĐIỀU TRỊ

5.1Nguyên tắc điều trị: loại bỏ ve demodex sớm; chống nhiễm trùng

-      Nếu bạn loại bỏ những con ve Demodex, bệnh nhiễm trùng sẽ dừng lại và làn da của bạn sẽ mịn màng và mềm mại trở lại, lỗ chân lông của bạn sẽ trở nên nhỏ hơn và chất dầu sẽ giảm tiết hơn.

-      Điều trị nên được bắt đầu sớm vì ve demodex rất dễ lây và lây lan nhanh thông qua việc ôm, hôn nhau, sử dụng khăn chung... Tuy nhiên, không phải là tất cả. Phần lớn, những người bị nhiễm bệnh không có dấu hiệu của bệnh lý (chỉ có khoảng 10% là có vấn đề về da - có thể là do hệ miễn dịch yếu hoặc vì nhiều lý do khác)

-      Người bị nhiễm bệnh không có dấu hiệu nhìn thấy được cũng có thể truyền ve cho người khác. Một khi bị nhiễm, thời gian ủ bệnh có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

-      Có sản phẩm mỹ phẩm rất tốt nhưng thực sự giúp ve tồn tại và sinh trưởng nhanh, mỹ phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng làm cho ve demodex rất hạnh phúc với chúng.

5.2.  Cụ thể

-      Rửa sạch da mặt hằng ngày

-      Tránh các chất tẩy rửa dầu và trang điểm nhờn

-      Tẩy tế bào chết định kỳ để loại bỏ các tế bào da chết.

-      Bôi mỡ salicylic, mỡ hoặc gel metronidazole

-     Uống metronidazole, ivermectin.

 

Tin tức

 HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ: Tiến sĩ Hiền chia sẻ những đột phá mới tại Hội thảo Khoa học

HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ: Tiến sĩ Hiền chia sẻ những đột phá mới tại Hội thảo Khoa học"

30/08/2024
Tại Hội thảo NEOASIA 2024 vừa qua, Tiến sĩ Hiền đã mang đến một góc nhìn hoàn toàn mới về điều trị mụn trứng cá với chủ đề "Hướng tiếp cận mới trong điều trị trứng cá không kháng sinh".
[ HỎI ĐÁP CÙNG BÁC SĨ] Vì sao phải lấy nhân mụn, nhân mụn nào thì nên lấy
Câu hỏi: Em bị mụn viêm, mụn ẩn và có nhân đầu đen, em có nên đi lấy nhân mụn không ạ? Cảm ơn câu hỏi của bạn, Bác sĩ xin được giải đáp như sau:
Bác sĩ - Yếu tố quyết định 80% sự thành công của 1 ca điều trị
Khi điều trị mụn, thâm ngoài những yếu tố về công nghệ, máy móc thì phải quan tâm đến việc lựa chọn đội ngũ bác sỹ
KHÔNG NÊN “XEM REVIEW” RỒI TỰ LÀM BÁC SĨ CHO CHÍNH MÌNH
Bạn tốn nhiều tiền mua những sản phẩm "review" có công dụng thần thánh những mãi vẫn không thấy hiệu quả? Bạn skincare bôi thoa mỗi ngày nhưng mụn vẫn xuất hiện? Bạn đi lấy nhân mụn thường xuyên tại các spa nhưng vẫn không khỏi?
Khai bao y te online
Scroll