Vảy phấn trắng(pityriasis alba)

icon-cart0

VẢY PHẤN TRẮNG

(Pityriasis alba)

Pityriasis có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, từ “pityron” có nghĩa là cám, “iasis” có nghĩa là bệnh, và “alba” có nguồn gốc từ chữ La tinh là “albus” có nghĩa là trắng. Bệnh đặc trưng bởi những dát giảm sắc tố hình tròn hay bầu dục, có vảy mịn như bụi phấn rải rác ở mặt, thân mình, tứ chi. Nhưng vị trí thường gặp nhất là ở mặt, nhất là hai má của trẻ con. Bệnh thường gặp ở người có tiền sử gia đình, bản thân bị suyễn, dị ứng, chàm thể tạng. Nhiễm vi trùng, vi nấm, virus có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.

1.      Dịch tễ

-       Bệnh xảy ra ở mọi chủng tộc nhưng thường được thấy rõ ở người da màu: 40% trẻ con người Ả Rập bị bệnh này, ở Ấn Độ tỉ lệ này là 8,4 – 31%. Bệnh thường gặp vào mùa hè nhưng có lẽ do bệnh được nhận biết dễ hơn vào mùa này vì những vùng da bệnh không rám nắng, tương phản rõ rệt với những vùng da lành bị rám đỏ ở chung quanh. Vào mùa đông, khi da khô hơn, tổn thương da có thể trở nên nhiều vảy hơn. Bệnh thường gặp ở trẻ con, tỉ lệ nam nữ mắc bệnh như nhau, một nghiên cứu 200 bệnh nhân thì 90% từ 6 – 12 tuổi, 10% từ 13 – 16 tuổi và vị trí thường là ở mặt, còn ở người lớn tổn thương thường ở cánh tay, cẳng tay, thân mình. Có một điều bí ẩn là bệnh thường không gặp sau 30 tuổi.

2.      Triệu chứng lâm sàng

-       Tổn thương cơ bản là những dát giảm sắc tố giới hạn không rõ, hình tròn, bầu dục đường kính từ 5 – 30mm nhưng có thể lớn hơn, nhất là những tổn thương ở thân mình.

-       Tổn thương có thể đơn độc hoặc nhiều hơn 20 cái, lúc đầu tổn thương rải rác sau đó dính liền lại với nhau. Bề mặt có da mịn, dính, khó tróc.

-       Vị trí thường ở mặt, vùng giữa trán, gò má, quanh mắt, miệng, cổ, thân mình, lưng, tứ chi, bìu.

-       Thường không có triệu chứng, một số bệnh nhân có ngứa, rát. Tồn tại rất lâu, rồi biến mất dần dần, thường tồn tại đến tuổi trưởng thành. Đôi khi bệnh khởi phát là những dát màu hồng, hơi ngứa sau đó nhạt màu dần.

3.      Biến thể của bệnh vảy phấn trắng có 2 thể:

-       Pigmenting pityriasis alba : ở trung tâm dát có màu hơi xanh, các dát này thường ngứa, vị trí thường ở mặt, chỉ có 10% là ở các vị trí khác. Rất nhiều bệnh nhân có nhiễm vi nấm sợi tơ kèm theo.



-       Extensive pityriasis alba: đặc trưng bởi rất nhiều dát giảm sắc tố ở thân mình, vị trí, màu sắc trông giống như bệnh lang ben, nhưng xét nghiệm tìm nấm ( - ) tính. Bệnh thường gặp ở phái nữ, da màu.



4.      Nguyên nhân

-       Chưa rõ . Được xem là 1 thể nhẹ của bệnh Chàm nhưng giải phẫu bệnh lý không có hiện tượng xốp bào . O’Farrell cho rằng giảm sắc tố là hậu quả của việc ngăn chặn tia cực tím của thượng bì tăng sừng và á sừng . Nguyên nhân chính xác của bệnh thì chưa được rõ nhưng những nguyên nhân thúc đẩy có thể là : khí hậu nóng ẩm , gió nhiều , xà bông , chất tẩy có mùi thơm , quần áo gây cọ xát ,trầy xước da , khói , stress .

-       Trẻ có nguy cơ cao là trẻ bị suyễn , viêm mũi dị ứng , Chàm , có da khô

5.      Chẩn đoán phân biệt

-       Bệnh lang ben: vảy nhiều hơn, có teo da, xét nghiệm tìm nấm (+) tính.

-       Bệnh bạch biến: tổn thương da có màu trắng như phấn, giới hạn rất rõ, da xung quanh sậm màu hơn, có khi có những đảo da tăng sắc tố ở bên trong dát giảm sắc tố.

-       Bệnh Phong: có mất cảm giác.

-       Giảm sắc tố sau viêm: bệnh sử có một bệnh da hay chấn thương trước đó như bệnh vảy nến, chàm, chốc, vảy phấn hồng, zona, lang ben, lupus đỏ, lichen phẳng, bỏng, sẹo chấn thương, sau đốt điện, sau tiêm corticoide tại chỗ.

6.      Điều trị

-       Bệnh tự giới hạn , tuy nhiên tồn tại rất lâu thường là 2 – 3 năm, gây mất thẩm mỹ, nhất là ở người da màu. Có thể đẩy nhanh quá trình lành bệnh bằng cách bôi Corticoide loại nhẹ nếu ít tổn thương, PUVA liệu pháp được dùng trong trường hợp nhiều tổn thương. Bệnh nhân có thể tự chăm sóc bằng cách bôi kem giữ ẩm, không dùng xà bông có mùi thơm. Tacrolimus có tác dụng trong điều trị bệnh Chàm, cũng có tác dụng trong điều trị bệnh Vảy phấn trắng, đẩy nhanh sự sản xuất sắc tố.

 

 

Tin tức

 TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ CHĂM SÓC DA CHO BỆNH NHÂN BẠCH BIẾN

TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ CHĂM SÓC DA CHO BỆNH NHÂN BẠCH BIẾN

01/12/2023
TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ CHĂM SÓC DA CHO BỆNH NHÂN BẠCH BIẾN
Tiến sĩ- Bác sĩ Thu Hiền là chủ toạ và báo cáo viên tại phiên khoa học về Bạch biến & Rụng tóc tại Hội nghị Da liễu Toàn quốc thường niên năm 2023
Hội nghị Da liễu Toàn quốc thường niên năm 2023 và Hội nghị Nghiên cứu Da liễu Việt Nam lần thứ nhất đã diễn ra thành công từ 23-25/11/2023 tại TP Đà Lạt. Hơn 1.500 đại biểu là các chuyên gia, các bác sĩ chuyên về da liễu, các công ty dược phẩm, thiết bị y tế trong và ngoài nước đã tham dự. Tiến sĩ Bác sĩ Thu Hiền đã đóng góp một phần nhỏ bé vào thành công của hội nghị với vai trò là chủ toạ phiên khoa học về Bạch biến & Rụng tóc và báo cáo 2 chuyên đề tại hội nghị!
LÀN DA DẦU NHỜN TRONG MÙA HANH KHÔ CÓ CẦN ĐƯỢC CHĂM SÓC KHÔNG?
LÀN DA DẦU NHỜN TRONG MÙA HANH KHÔ CÓ CẦN ĐƯỢC CHĂM SÓC KHÔNG?
ĐÂU LÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM BÁO HIỆU BỆNH BẠCH BIẾN?
Mặc dù bệnh bạch biến là bệnh mãn tính, mắc phải, với cơ chế tự miễn dịch nhưng bạch biến có thể được chữa khỏi nếu áp dụng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Da liễu Thu Hiền tự hào là phòng khám có đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực điều trị bạch biến và các bệnh gia giảm sắc tố, có thể hỗ trợ các bệnh nhân da liễu trên hành trình tìm lại làn da sáng khỏe của mình.
Khai bao y te online
Scroll