Bệnh nấm móng (Onychomycosis)

icon-cart0
                                                                                                             
                                                                                     BỆNH NẤM MÓNG
                                                                                      (Onychomycosis)

-     Nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng do nấm, chiếm tới 30% các chẩn đoán bệnh nấm nông, là một bệnh thường thấy ở những người có bàn tay, bàn chân thường xuyên ẩm ướt như người làm nghề bán nước giải khát, bán trái cây, đầu bếp, làm ruộng, đầu bếp, giặt quần áo, thợ uốn tóc gội đầu, rửa xe, chăn nuôi...
-     Nấm xâm nhập bắt đầu từ bờ tự do hoặc các bờ bên rồi đi vào mầm móng

Bệnh nấm móng tay, móng chân của mình vì chẳng những làm khó chịu, đau ngứa mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ...

 

1. Nguyên nhân

-     Do nhiều loại nấm gây nên, có thể kể 3 nhóm chính:
    +     Nấm sợi tơ (dermatophytes): microsporum, trichophyton, epidermophyton;
    +     Nấm hạt men (candida);
    +     Nấm mốc: seopulariopsis, hendersonula...
-     Người bị bệnh này do tay chân thường xuyên bị ướt, tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập, phát triển và gây bệnh. Khi bị nhiễm nấm ở các móng, nó sẽ nhanh chóng lan rộng khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường thường xuyên ẩm ướt, lây từ ngón này sang ngón khác trên cùng bàn tay, bàn chân hay có thể lan sang bàn tay, bàn chân bên kia và có tiến triển bệnh kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm.


2. Triệu chứng lâm sàng

-     Ít khi cả mười móng tay hoặc mười móng chân đều bị bệnh.
-     Bề mặt móng bị sần sùi, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen. Móng trở nên giòn và dễ vỡ. Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc. Các móng có thể bốc mùi hôi khó chịu.
-     Có ba hình thái thương tổn móng:
    +    Móng dày sừng: móng dày sừng, dưới móng có khối sừng mủn.
    +    Móng teo: móng bị mủn, mòn dần từ bờ tự do đến chân móng.
    +    Móng bình thường có màu trắng hoặc màu vàng.
-     Biểu hiện lâm sàng của từng loại nấm:
    +     Nhiễm ở phần bên và phần xa dưới móng là dạng phổ biến nhất gây loạn dưỡng móng, thường do vi nấm dermatophyte, đôi khi cũng nhiễm thêm nấm mốc thứ phát.
    +     Bề mặt móng có màu trắng là dạng đặc trưng của nhiễm dermatophyte do trichophyton mentagrophytes, thường không phổ biến.
    +     Ở phần gốc dưới móng, thường là thứ phát của viêm quanh móng mãn do nấm men candida. Viêm quanh móng do Candida thường gặp ở móng tay, ít gặp ở móng chân.
    +     Loạn dưỡng toàn móng là dạng sau cùng của loạn dưỡng móng khi toàn bộ móng bị tiêu hủy do hậu quả của ba dạng nhiễm trên.
-     Xét nghiệm: tìm vi nấm tại chỗ bằng cách soi trực tiếp và xem dưới kính hiển vi hoặc cấy bệnh phẩm trong môi trường nuôi cấy đặc biệt.



                                     Hình 1: Nấm móng do Candidas


                                      Hình 2: Nấm móng do nấm sợi



3. Ðiều trị

3.1   Thuốc bôi tại chỗ

-     Thuốc bôi là chất kìm nấm tại chỗ 
    +     Dung dịch màu sát trùng: castellani,
    +     Thuốc làm mỏng tổn thương nhằm làm tăng tính thấm của thuốc như: salicylic acid 5%;
-     Thuốc bôi là kháng sinh kháng nấm 
    +     Nhóm azole (ketoconazole, clotrimazole, miconazole, sulconazole, oxiconazole, econazole).
    +     Ciclopirox Olamine.
    +     Amorolfine (loceryl).
    +     Nhóm allylamine (natifine, terbinafine).
    +     Nhóm các acid (salicylic, undecylenic).
    +     Nhóm polyenes (nystatin).
-     Cách bôi: Rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, hong khô móng, sau đó bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ít nhất trong 3 tháng.
-     Tuy nhiên, đa số những chế phẩm trên không có mấy hiệu quả trên nấm móng, ngay cả khi sử dụng phối hợp với rút móng, do hạn chế tính thấm của tá dược vào móng. Do đó, điều trị bằng đường uống hiện được lựa chọn nhiều hơn.

3.2   Thuốc uống

 -  Sử dụng thuốc chống nấm toàn thân dựa trên 3 tiêu chuẩn: Phổ tác dụng, dược động học của thuốc, tác dụng lâm sàng.
 -   Có thể dùng: Griséofulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Ketoconazole, Clotrimazole, Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine,... (có tác dụng trên cả hai loại nấm). Có thể dùng thêm các thuốc kháng viêm, kháng histamine hay kháng sinh nếu có thêm các triệu chứng khác.

-     Itraconazole:
    +    Nếu điều trị liên tục: 200mg/ngày, trong 6 – 12 tuần
    +     Nếu điều trị từng đợt: 400mg/ngày x tuần đầu/mỗi tháng x 2 – 3 tháng.

-     Terbinafine: 250mg/ngày (6 – 12 tuần).

-     Fluconazole: 150 – 400mg mỗi tuần, từ 6 – 12 tháng.

-     Griseofulvin: 0,5 – 1g/ngày, (6 – 12 tháng)

-     Trong thời gian dùng thuốc kháng nấm, bệnh nhân cần hạn chế hay tốt nhất là tránh xa rượu, bia và những thức uống có chứa cồn khác vì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với gan.


4. Phòng bệnh

-     Giữ bàn tay, bàn chân luôn luôn khô ráo, sạch sẽ bằng cách đeo găng tay cao su khi tiếp xúc với nước. Tránh ngâm tay chân trong thời gian dài dưới nước. Sau khi làm việc trong môi trường nước, cần rửa sạch, lau khô bàn tay, bàn chân ngay
-     Không dùng chung khăn với người khác.
-     Thay tất mỗi ngày. Nên chọn những đôi tất có chất liệu thoáng và dễ hút ẩm. Mồ hôi bàn chân chính là điều kiện thuận lợi giúp cho các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở.
-     Luôn cắt tỉa móng tay,móng chân cẩn thận, đều đặn, theo dáng các ngón tay ngón chân, không nên để quá dài. Không nên dùng chung các dụng cụ cắt móng tay chân, hạn chế cắt, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm.
-     Thường xuyên rửa bàn tay, bàn chân cẩn thận và lau khô ngay sau khi rửa. Tránh tiếp xúc nhiều với các loại xà phòng, hóa chất.
-     Điều trị càng sớm càng tốt.
-     Nếu bệnh cứ kéo dài dai dẳng dù đã được điều trị thì nên thay đổi công việc khác nếu có điều kiện.
 

Tin tức

DA CĂNG BÓNG MÙA ĐÔNG – RẠNG RỠ MÙA LỄ HỘI! ✨❄️

DA CĂNG BÓNG MÙA ĐÔNG – RẠNG RỠ MÙA LỄ HỘI! ✨❄️

14/12/2024
🥶 Mùa đông đến, làn da của bạn có đang: 💦 Khô ráp, bong tróc và không sáng, đều màu? 💦 Xuất hiện nếp nhăn, không căng bóng? 💦 Bạn muốn tìm một giải pháp làm đẹp ít xâm lấn, kịp thời đón noel?
 THÔNG BÁO GIỜ LÀM VIỆC CỦA PHÒNG KHÁM DA LIỄU THU HIỀN
Để quý khách hàng thuận tiện hơn khi đặt lịch và đến phòng khám, vui lòng lưu ý khung giờ làm việc của chúng mình nhé
 SANTA CLAUS IS COMING TO DA LIỄU THU HIỀN!
Phòng khám những ngày này rộn ràng hơn bao giờ hết, không chỉ bởi những lịch trình chăm sóc da cuối năm mà còn nhờ những góc trang trí Giáng Sinh ấm cúng và vui nhộn.
 3 BƯỚC CHĂM DA TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN ĐỂ NGĂN NGỪA MỤN
Thời tiết miền Bắc chuyển mùa là thời điểm mụn dễ "ghé thăm" hơn bao giờ hết. Đừng lo lắng, chỉ cần 3 bước chăm sóc đơn giản mỗi ngày là bạn có thể ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả và duy trì hiệu quả lâu dài:
Khai bao y te online
Scroll