Tăng tiết mồ hôi vùng nách (Armpit Sweating – Axillary Hyperhidrosis)

icon-cart0


Tăng tiết mồ hôi vùng nách

(Armpit Sweating – Axillary Hyperhidrosis)

 

  

1. Đại cương

 

-     Bài tiết mồ hôi là một hoạt động sinh lý của cơ thể, nhằm đào thải các chất duy trì sự ổn định nhiệt độ của cơ thể.

-     Cơ thể con người có từ 2-4 triệu tuyến mồ hôi, do hai loại tuyến kết hợp.

-     Tuyến Ecrine có mặt ở khắp bề mặt da, bài tiết ra mồ hôi không có mùi mà thành phần là nước và điện giải.

-     Tuyến Apocrine có mặt ở các nếp gấp bẹn, nách, và ống tai,sinh dục...

-     Tăng tiết mồ hôi là một biểu hiện bất thường do tiết mồ hôi quá mức yêu cầu điều tiết nhiệt độ của cơ thể trong điều kiện bình thường và không kiểm soát được.

-     Tăng tiết mồ hôi có thể là do nguyên phát hoặc thứ phát.

-     Tăng tiết mồ hôi vùng nách không ảnh hưởng tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt, gián đoạn hoạt động bình thường hàng ngày, công việc.

2. Nguyên nhân và bệnh sinh

-     Người ta chưa xác định được nguyên nhân chính. Tăng tiết mồ hôi nguyên phát khu trú vùng nách là do tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm (cường giao cảm).

-     Ngoài ra một số yếu tố khác cũng thấy có vai trò trong sinh bệnh như sử dụng các thức ăn cay, nóng, thuốc lá, cà phê, các hoạt động thể lực khác.

-     Một số yếu tố liên quan khác như: béo phì, tiểu đường, mãn kinh, tuyến giáp hoạt động quá mức, rối loạn tim mạch, suy hô hấp, bệnh Parkinson, .. hoặc do sủ dụng thuốc.

3. Triệu chứng lâm sàng

    Bệnh dễ phát hiện và dễ chẩn đoán qua các thông tin do người bệnh tự mô tả, cũng như qua khám thực thể.

-     Vị trí vùng nách, nơi có nhiều tuyến apocrine và ecrine;

-     Có tính chất đối xứng tương đối;

-     Không xuất hiện vào ban đêm;

-     Một tuần xuất hiện ít nhất 1 lần;

-     Khởi phát ở tuổi 25 tuổi trở xuống; tiền sử gia đình;

-     Làm giảm các hoạt động hàng ngày.
+ Tăng tiết mồ hôi khu trú: thường gặp ở nách, ngoài ra thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, mặt hoặc các vùng khác.

Bắt đầu ở trẻ em hoặc vị thành niên; có thể tồn tại suốt đời, hoặc cải thiện theo tuổi. Bệnh có thể có yếu tố gia đình; vị trí liên quan đến nách, đối xứng.
     + Ảnh hưởng của tăng tiết mồ hôi: Gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày và gây mất tự tin. Tăng tiết mồ hôi vùng nách làm quần áo trở nên ẩm ướt, ngả màu và phải được thay đổi nhiều lần trong ngày. Các nếp da ẩm ướt dễ bị nấm, viêm da kích ứng và nhiễm trùng.


4. Xét nghiệm

-     Các xét nghiệm liên quan tìm nguyên nhân cơ bản của tăng tiết mồ hôi thứ phát hơn là nguyên phát.

-     Các xét nghiệm cần thực hiện: đường trong máu, đường tế bào; xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

5. Điều trị

5.1 Cải thiện điều kiện sinh hoạt

-     Không mặc quần áo bó sát, thay thường xuyên. dùng các loại vải có tính thấm mồ hôi tốt.

-     Sử dụng tất có lớp bạc, lót giày và thay thường xuyên.

-     Tắm bằng các loại sữa tắm không xà phòng

-     Dùng các chất khử mùi tại chỗ.

-     Xoa bột talc sau khi tắm.

-     Không dùng các sản phẩm có chứa cafein, các thuốc uống gây tăng tiết mồ hôi.

-     Chống bài tiết mồ hôi tại chỗ bằng muối nhôm 10-25% (Aluminium chloride).

5.2 Các phương pháp điều trị: các bệnh nhân tăng tiết mồ hôi ở vùng nách có thể được kiểm soát và trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau

-     Liệu pháp ion: Đối với tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân và nách.

-     Sử dụng nguồn điện đưa ion qua da, thông qua hệ thủy phân. Thời gian 10-20 phút/ ngày trong nhiều ngày. Có thể gây ra cảm giác khó chịu, kích ứng hoặc viêm da tiếp xúc. Cần điều trị lâu dài, và không có hiệu quả tuyệt đối.

-     Thuốc kháng acetylcholin - Thuốc chẹn beta giao cảm (không phù hợp cho những người bị bệnh hen suyễn hoặc bệnh mạch máu ngoại vi), thuốc chẹn kênh calci, thuốc chống viêm không steroid và anxiolytics cũng có hiệu quả điều trị trong 1 số trường hợp.

-     Liệu pháp can thiệp tại chỗ

+ Tiêm botulinum toxin: tiêm trong da, điều trị cho tăng tiết mồ hôi khu trú nách, bàn tay, bàn chân.

Hiệu quả điều trị 2-8 tháng.

Kỹ thuật này có thể thực hiện tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da liễu trung ương.

+ Phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi nách

Đây là phương pháp điều trị tại chỗ, nhằm loại bỏ tối đa các tuyến mồ hôi ở vùng nách, từ đó làm giảm tăng tiết mồ hôi ở vùng da này.

-     Phương pháp này được thực hiện tại các khoa Phẫu thuật da trên thế giới, và hiện nay đã và đang triển khai tại Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da liễu Trung ương.

-     Quy trình và thời gian phẫu thuật: bệnh nhân được làm các xét nghiệm cơ bản (công thức máu, đông máu cơ bản..). Thực hiện phẫu thuật tại phòng mổ sau khi gây tê tại chỗ, nhằm loại bỏ tối đa tổ chức da tập trung nhiều tuyến mồ hôi. Thời gian thực hiện khoảng 1 giờ đồng hồ.

Bệnh nhân sau khi thực hiện, sẽ được cho ngoại trú và hướng dẫn thay băng, chăm sóc vết thương. Sau đó được cắt chỉ sau khoảng 10 ngày và hướng dẫn chăm sóc vùng sẹo phẫu thuật

Ưu điểm: Đây là phương pháp xâm lấn tại chỗ, có hiệu quả cao. Tỷ lệ hài lòng về giảm tiết mùi có thể lên đến 90%.

Khuyến cáo: Hoạt động thể lực liên quan đến vận động cánh tay nên chủ động hạn chế trong khoảng thời gian đầu sau phẫu thuật, điều này giúp cho kết quả phẫu thuật được tốt hơn

Sóng siêu âm (hệ thống MiraDry® được FDA chấp thuận vào năm 2011). Sử dụng năng lượng sóng siêu âm, làm teo các tuyến mồ hôi dưới da. Phương pháp này cho kết quả điều trị cao cho tăng tiết mồ hôi vùng nách, tuy nhiên phải điều trị nhiều lần.

+ Laser YAG: hiệu quả thấp, hiện nay ít chỉ định- Tiến triển: tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường giảm dần theo độ tuổi. Tăng tiết mồ hôi thứ phát tiến triển tùy thuộc vào nguyên nhân và khu vực bị ảnh hưởng.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức

 HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ: Tiến sĩ Hiền chia sẻ những đột phá mới tại Hội thảo Khoa học

HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ: Tiến sĩ Hiền chia sẻ những đột phá mới tại Hội thảo Khoa học"

30/08/2024
Tại Hội thảo NEOASIA 2024 vừa qua, Tiến sĩ Hiền đã mang đến một góc nhìn hoàn toàn mới về điều trị mụn trứng cá với chủ đề "Hướng tiếp cận mới trong điều trị trứng cá không kháng sinh".
[ HỎI ĐÁP CÙNG BÁC SĨ] Vì sao phải lấy nhân mụn, nhân mụn nào thì nên lấy
Câu hỏi: Em bị mụn viêm, mụn ẩn và có nhân đầu đen, em có nên đi lấy nhân mụn không ạ? Cảm ơn câu hỏi của bạn, Bác sĩ xin được giải đáp như sau:
Bác sĩ - Yếu tố quyết định 80% sự thành công của 1 ca điều trị
Khi điều trị mụn, thâm ngoài những yếu tố về công nghệ, máy móc thì phải quan tâm đến việc lựa chọn đội ngũ bác sỹ
KHÔNG NÊN “XEM REVIEW” RỒI TỰ LÀM BÁC SĨ CHO CHÍNH MÌNH
Bạn tốn nhiều tiền mua những sản phẩm "review" có công dụng thần thánh những mãi vẫn không thấy hiệu quả? Bạn skincare bôi thoa mỗi ngày nhưng mụn vẫn xuất hiện? Bạn đi lấy nhân mụn thường xuyên tại các spa nhưng vẫn không khỏi?
Khai bao y te online
Scroll