SON CHỨA CHÌ- CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

icon-cart0

THỰC TRẠNG SON NHIỄM CHÌ

 HỎI ĐÁP CÙNG TIẾN SỸ BÁC SỸ ĐỖ THỊ THU HIỀN

(Chương trình phát sóng trên VTV2- Vì sức khỏe người Việt)

 

Son môi,  bí quyết làm đẹp không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của các bạn gái và chị em phụ nữ. Tuy nhiên có rất nhiều câu hỏi liên quan đến thực trạng son nhiễm chì làm ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe của người sử dụng. Mời các bạn hãy cùng Tiến sỹ bác sỹ Đỗ Thị Thu Hiền tìm hiểu về vấn đề này qua chuyên mục “Vì sức khỏe người Việt” phát sóng trên VTV2 Đài truyền hình Việt Nam nhé.

 
                            


Thưa bác sỹ, bản thân tôi là phái đẹp, rất thích sử dụng son và tôi nghĩ sẽ có rất nhiều người có cùng thắc mắc giống như mình là tại sao trong thành phần của son môi lại chứa chì. Và ngoài chì ra thì có những thành phần nào khác gây độc hại nữa không ạ?

 

Son môi là một sản phẩm với thành phần chủ yếu gồm mỡ, dầu, chất tạo màu và chất tạo mùi, trong đó màu khoáng là nguyên  liệu chính tạo màu cho son.  Màu khoáng là sản phẩm dạng bột màu sắc đa dạng, được chiết xuất 100% từ các khoáng chất thiên nhiên. Màu khoáng được khai thác từ trong lòng đất  nên hầu hết đều chứa chì tự nhiên. Trong quá trình sản xuất người ta đã cố gắng lọc ra những tạp chất nhưng cũng không thể loại bỏ được hết. Vì vậy, chì xuất hiện trong màu khoáng để tạo màu cho son chính là nguyên nhân có chì trong son môi.

 

Ngoài  chì ra, trong son còn có nhiều thành phần kim loại  khác khác như  nhôm,Titan, mangan, crom, coban, cadimi, trong đó cadimi có nguy cơ gây ung thư.

 

 

Vậy lượng chì hấp thụ vào cơ thể bằng những đường nào và bao nhiêu thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người sửa dụng ạ? Thưa bác sỹ!

 

 

Chì hấp thu vào cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, qua da, và qua nhau thai. Chì không có vai trò về sinh lý với cơ thể và hoàn toàn có hại với sức khỏe. Bất kỳ một lượng chì nào được tìm thấy trong cơ thể người đều do tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm hoặc do tiếp xúc với thực phẩm, nước, thuốc nam và các vật dụng, mỹ phẩm có chứa chì. Nồng độ chì máu toàn phần bình thường: người lớn <10mcg/dL,  trẻ em < 5mcg/dL,  nồng độ lý tưởng là 0 mcg/dL.

 

 

Vậy trường hợp chị em phụ nữ dùng son môi và khi ăn uống son có thể từ môi theo thức ăn vào đường tiêu hóa thì có thể xem đó là hình thức “ngộ độc thực phẩm” được không ạ?

 

Có thể xem như vậy được. Độc chất từ son môi có thể vào cơ thể bắng cách thẩm thấu qua da, hoặc vào bằng đường tiêu hóa do nuốt phải son môi.  Vì vậy khi sử dụng son  có chứa chì lâu  dài sẽ gây độc cho cơ thể.  Chưa có khuyến cáo về hàm lượng chì an toàn trong mỹ phẩm. Theo tổ chức FDA thì hàm lượng chì  cho phép có trong chất phụ gia tạo màu thực phẩm  khoảng  dưới 0,02g/1kg.

 

Vậy lượng chì nhiều hay ít có phụ thuộc vào màu son không ạ?Ví dụ như màu đỏ nổi bật nhất thì lượng chì có cao hơn những màu khác?

 

Vâng, do chì có trong màu khoáng là nguyên  liệu chính tạo màu cho son, nên  son màu đỏ  và màu đậm nguy có có lượng chì cao hơn

 

Vậy thưa bác sỹ đối tượng sử dụng phải son nhiễm chì thường có biểu hiện như thế nào?

 

      Chì không có vai trò về sinh lý với cơ thể và hoàn toàn có hại với sức khỏe. Bất kỳ một lượng chì nào được tìm thấy trong người đều cho thấy do tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, do tiếp xúc với thực phẩm, nước, thuốc nam và các vật dụng, mỹ phẩm có chứa chì.

     Khi sử dụng son nhiễm chì lâu ngày có thể  có các biểu hiện như

+ Da, niêm mạc: môi khô môi, viêm môi tiếp xúc dị ứng, viêm môi  tiếp xúc kích ứng, thâm môi, xỉn răng, nặng hơn nữa niêm mạc, môi lợi xuất hiện những sắc tố xanh xám, vết loét...

      + Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, đau bụng chán ăn,

      + Máu: thiếu máu

      + Thần kinh TW: như mất trí nhớ, đau đầu, buồn ngủ

     + Sinh sản: gây giảm nhu cầu ham muốn tình dục hoặc  giảm khả năng sinh sản…

+ Thận:Gây tổn thương thận, làm giảm thải trừ a xít uric qua nước tiểu nên gây tăng a xít uric và bệnh gout.

+ Tim mạch: tăng co bóp thành mạch máu dẫn tới tăng huyết áp.

+ Bào thai: Chì qua được nhau thai để tới bài thai tăng nguy cơ chậm phát triển của thai. gây tăng tỷ lệ để non, sẩy thai, dị dạng thai, chậm phát triển trẻ sau sinh

+ Nội tiết: Giảm chức năng tuyến giáp, chức năng nội tiết tuyến yên-thượng thận

+ Hệ xương: Xương là nơi chì tập trung nhiều nhất của cơ thể. Chì làm giảm tăng trưởng xương

                                       


Thưa bác sỹ, vậy dùng son nhiễm chì sau bao lâu sẽ phát tán những biểu hiện như bác sỹ vừa chia sẻ ạ?

 

Vấn đề này phụ thuộc lượng son môi, tần suất sử dụng nữa và nồng độ chì khác nhau trong từng loại son khác nhau.  Ngoài ra, với mỗi cá thể khác nhau,  thời điểm xuất hiện biểu hiện lâm sàng sớm muộn khác nhau, có người nồng độ chì trong máu toàn phần  chỉ hơi vượt quá ngưỡng bình thường  đã có biểu hiện lâm sàng, có người nồn độ chì trong máu rất cao mới có biểu hiện lâm sàng. Khi có những triệu chứng lâm sàng thì nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra nồng độ chì trong cơ thể…

 

 

Việc phòng tránh mua phải những dòng son bị nhiễm chì gây ảnh hưởng đến khỏe là rất cần thiết. Vậy, đối với những người đã bị nhiễm độc chì do sử dụng son trong thời gian dài có những cách nào để thải độc chì thưa bác sỹ?

 

Nếu có biểu hiện nghi ngờ, bạn nên đến cơ sở ý tế đo lượng chì trong cơ thể. Nếu nồng độ chì máu tăng, bạn có các biểu hiện ngộ độc chì rõ thì bạn cần điều trị toàn diện. Nếu nồng độ chì máu thấp dưới 10mcg/dL thì bạn không cần điều trị hay can thiệp.

 

Điều trị ngộ độc chì cần thời gian kéo dài hàng tháng đến hàng năm do chì thường đã gắn chặt ở xương. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sỹ và  khám và xét nghiệm lại đúng theo hẹn.

 

Việc điều trị ngộ độc chì toàn diện nói chung gồm:

 

-         Ngừng tiếp xúc với nguồn chì đã gây ra ngộ độc: là biện pháp bắt buộc.

-         Chữa các biểu hiện ngộ độc (hay còn gọi là điều trị triệu chứng):

-         Tẩy độc: khi bạn mới tiếp xúc với chì, chì còn ở trên da chưa ngấm vào máu, tẩy trang sach sau khi sử dụng son bằng những sản phẩm tẩy trang chuyên dụng

-         Dùng thuốc giải độc: là các thuốc khi vào cơ thể sẽ gắn với chì và được cơ thể đào thải qua nước tiểu. Đây là biện pháp có tính quyết định (Dinatri calci edetat)

 

Bác sỹ có thể chia sẻ rõ hơn những bí quyết để chống khô bong tróc môi không ạ?

 

 

Tốt nhất bạn nên thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm cho môi, đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho môi buổi tối, tẩy da  chết 1 tuần/lần bằng những sản phẩm  tẩy da chết dịu  nhẹ.

 

Có phải sản phẩm son môi nào cũng chứa chì bên trong không và với hàm lượng chì thế nào thì có thể sử dụng được ạ?

 

 

Không phải son môi nào cũng chứa chì. Tuy nhiên theo một nghiên cứu ở  Mỹ năm 2013 trên 32 sản phẩm son môi thì 75% có chứa chì  vơi hàm lượng 0,36-0,39 ppm và 47% có  hàm lượng  chì cao hơn nồng độ FDA khuyến cáo trong kẹo mút của trẻ em  là <0,1 ppm . Để lựa chọn được loại son phù hợp an toàn trước hết chọn những loại son có thương hiệu uy tín và được cấp phép bởi các cơ quan chức năng.

 

 

 

Xin cảm ơn những lời tư vấn thiết thực của bác sỹ. Hi vọng rằng từ nay chúng ta sẽ không cần phải quá lo lắng về tác hại khi sử dụng những loại son nhiễm chì nữa và quý vị sẽ có thêm những bí kíp bỏ túi để làn môi của mình luôn căng mọng khỏe mạnh.

 

Tin tức

Đ.iều t.rị 𝗆𝗎̣𝗇 bằng ĐIỆN CHUYỂN ION - Giải pháp êm ái cho da nhạy cảm

Đ.iều t.rị 𝗆𝗎̣𝗇 bằng ĐIỆN CHUYỂN ION - Giải pháp êm ái cho da nhạy cảm

15/05/2025
Không cần xâm lấn mạnh hay ảnh hưởng đến cấu trúc da, điện chuyển ion giúp nền da nhạy cảm vẫn được phục hồi đúng cách, giảm 𝗏𝗂𝖾̂𝗆, sạch 𝗆𝗎̣𝗇 mà không để lại tổn thương! Tại Phòng khám Da liễu Thu Hiền, phương pháp điện chuyển ion được thực hiện theo quy trình chuẩn Y khoa bởi đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên môn cao, từng buổi thực hiện đều được theo dõi kỹ lưỡng.
BÁC SĨ THU HIỀN CHIA SẺ XU HƯỚNG MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ MỤN – SẸO, SẮC TỐ & LÃO HÓA DA
Ngày 10.05 vừa qua, tại Hội trường Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, 𝐏𝐆𝐒. 𝐓𝐒. 𝐁𝐒. Đ𝐨̂̃ 𝐓𝐡𝐢̣ 𝐓𝐡𝐮 𝐇𝐢𝐞̂̀𝐧 – Trưởng Bộ môn Da liễu, ĐH Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp BV Da liễu TW – đã tham dự và báo cáo chuyên môn sâu trong hội thảo khoa học do Fusion Meso phối hợp tổ chức.
DA BẠN CỨ MÃI ĐỎ, NGỨA – CÓ THỂ ĐÓ LÀ DẤU HIỆU CỦA DEMODEX
CẦN ĐI KHÁM NGAY! Vào mùa hè, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến da tiết dầu và dễ lên mụn nhiều hơn.
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4-1/5
Phòng khám xin gửi tới Quý khách hàng lịch làm việc của phòng khám như sau: Thời gian 𝐧𝐠𝐡𝐢̉: Từ thứ 2, 28/04/2025 đến hết ngày Chủ Nhật, 04/05/2025 Thời gian 𝐥𝐚̀𝐦 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐥𝐚̣𝐢: Thứ 2, 05/05/2025
Khai bao y te online
Scroll